Môn Văn Lớp: 9 Viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Lỗ Tấn :”trên mặt đất vốn làm gì có đường

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Lỗ Tấn :”trên mặt đất vốn làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Sadie 1 năm 2022-04-15T11:22:34+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Thành công ở tương lai do biết chọn con đường hôm nay. Đường đi vào cuộc sống lại có nhiều lối để chọn. Có những đường chỉ cần bước theo dấu chân trước mà đi, cũng có những lối phải khám phá bằng chính năng lực của bản thân. Lựa cho riêng mình một lối đi là điều cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu trên con đường đã chọn biết khám phá ra những “chân trời” mới, để xây dựng không chỉ cho riêng mình mà còn cho những ai liên hệ với bản thân có một cuộc sống hạnh phúc. Như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.c Hiểu cho được giá trị của những khám phá bằng sự kiên trì và nỗ lực của bản thân, ta hãy vạch ra cho mình một con đường mới, để khi kết thúc cuộc hành trình ta sẽ nhận được những thành công mĩ mãn, không thất vọng vì lựa chọn lối đi. 

  2. Lỗ Tấn từng có câu “Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Theo em đây là một quan điểm sống hoàn toàn đúng đắn về những hành trình của con người trong cuộc sống. Nội dung của câu nói này có nghĩa là, trên đời này vốn chẳng có gì là tồn tại ngay từ đầu, là do con người cố gắng khai phá, tìm tòi và lặp đi lặp lại ngày qua ngày thì mọi sự vật, khái niệm trong cuộc sống đều được sinh ra. Điều này cũng giống như hình ảnh một con đường trên mặt đất, vốn dĩ ban đầu không phải là đường, do con người đi qua đi lại nhiều lần nên nơi đó mới thành con đường  mà thôi. Trên thực tế, cuộc sống của con người cũng như vậy, không ai là có tất cả ngay từ đầu. Loài người đều phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng để thích nghi với cuộc sống và rồi tạo nên kỷ nguyên công nghệ, phát triển kinh tế như ngày nay. Ngày qua ngày, mỗi ngày loài người cố gắng thêm một xíu, lặp đi lặp lại và phát triển những công việc của mình để mà cải biến những sản phẩm, cho ra đời một sản phẩm nào đó, ứng dụng vào trong cuộc sống. Bất cứ cái gì đó mà cứ được lặp đi lặp lại thì sẽ được con người tiếp nhận và thu nhận. Ở phạm vi cá nhân, mỗi chúng ta khi tiếp nhận một kiến thức gì đó mới mẻ, có thể lúc đầu ta chưa tin vào những điều đó, nhưng ngày qua ngày, học hỏi và tiếp thu, ta sẽ hình thành nên một vùng tư duy mới cho kiến thức đó. Tóm lại, đây là một quan điểm triết học nhân sinh vô cùng sâu sắc của nhà văn Trung Quốc đại tài.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )