Môn Văn Lớp: 9 Phân tích tam trạng cua thy kiều 8 cau tho cuối

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Phân tích tam trạng cua thy kiều 8 cau tho cuối No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Remi 4 tháng 2022-02-12T01:08:02+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

    0
    2022-02-12T01:09:10+00:00

    Em tham khảo dàn ý sau nhé:

    1. MB:

    – Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện Kiều”

    – Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên tâm trạng cô đơn, xót xa, buồn tủi của Kiều, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối

    2. TB:

    – Sau khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người tình, Kiều lại nghĩ đến thân phận hẩm hiu, cô đơn của mình

    – Kiều đưa mắt nhìn ra xa, nơi có cửa bể mênh mang để kiếm tìm một bóng hình, một hơi thở nhân gian. Nhưng Kiều chỉ nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ bé như bị nhấn chìm giữa biển khơi vô tận. Có lẽ, con thuyền ấy cũng chính là cô Kiều cô độc lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích

    – Không tìm kiếm được ở xa, Kiều lại đưa mắt về gần. Kiều nhìn thấy giữ ngọn nước chảy trôi ấy một bông hoa trôi bồng bềnh vô định. Bông hoa ấy cũng tượng trưng cho số phận bấp bênh chìm nổi của Thúy Kiều

    – Ngọn cỏ ngoài kia xanh tươi là thế nhưng nó vẫn nhuốm màu tâm trạng mang một vẻ rầu rầu. Chân mây, mặt đấy, cỏ cây đều xanh đấy nhưng nó chẳng đem lại sự tươi vui tràn đây sức sống. Đúng thật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    – Nước biển ngoài kia bị gió cuốn trào, gió xô sóng, sóng va vào nhau tạo nên tiếng ầm ầm. Tiếng t sóng biển thét gào phải chăng đang xót thương cho thân phận Thúy Kiều. hay chính lòng Kiều đang thét gào đau thương

    III. KB:

     Như vậy qua 8 câu thơ cuối ta thấy được tâm trạng xót xa đau đớn và cô độc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích

    0
    2022-02-12T01:09:54+00:00

    Em tham khảo dàn ý sau nhé:

    MB:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm

    – Dẫn dắt vấn đề

    TB:

    * Vị trí tám câu thơ

    * Phân tích bốn cặp câu thơ lục bát để thấy được tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:

    Cặp 1:

    “Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

    – Không gian, thời gian, cảnh vật:

        + Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn

        + Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ.

        + Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, hiu quạnh

    => Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thoáng lên trước, cùng từ láy xa xa. Gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

    Cặp 2:

    “Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu”

     – Hình ảnh ẩn dụ: hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời.

      – Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trôi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi…

    => Gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

    Cặp 3:

    “Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

    Màu sắc ảm đạm, úa tàn

    =>  Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương

    Cặp 4:

    “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

    Âm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”

    – Âm thanh dữ dội của sóng, gió

    => Dự cảm về tương lai của Thúy Kiều

    * Nghệ thuật: 

    + Điệp cấu trúc với điệp ngữ “buồn trông”

    + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

    +  Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc

     Bài viết tham khảo:

    “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm,

    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

    Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu?

    Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

    Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu… Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

     

    Tám câu thơ tuyệt bút với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

    Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

     

     

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )