Môn Văn Lớp: 9 Phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để thấy rõ “Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những xây dựng lên hai chân dung “Mỗi người một
Question
Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để thấy rõ “Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những xây dựng lên hai chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận…toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng”
GIÚP MK VS MK CẦN GẤP LẮM MN Ạ, MONG MN GIÚP NGỠ No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
3 tuần
2022-04-15T16:51:56+00:00
2022-04-15T16:51:56+00:00 1 Answer
0
Answers ( )
Vẻ đẹp và cuộc sống của chị em Thúy Kiều đã được tác giả Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”(Trích Truyện Kiều). Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy kiều và Thúy Vân đã đc giới thiệ qua 4 câu thơ đầu. Ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng từ “tố nga” để giới thiệu đây là 2 ng con gái đẹp. Vẻ đẹp đó đc khắc họa bằng nghệ thuật đối và những hình ảnh ước lệ tượng trưng: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Câu thơ cổ điển và trang nhã gợi ra dáng vóc thanh tao, mảnh dẻ như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết của 2 chị em. Đều có vẻ đẹp hoàn hảo từ vóc dáng đến tâm hồn “Mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại mang nét đẹp riêng. Tiếp đó Nguyễn Du đã dành ra 4 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Tác giả dùng từ “trang trọng” để miêu tả khái quát vẻ đẹp và cốt cách của Thúy Vân, gợi ra một vẻ đẹp cao sang, quý phái, hiếm thấy “khác vời”. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng, bằng những hình ảnh ẩn dụ, Vân đc so sánh với những cái đẹp chuẩn mực của thiên nhiên: trăng, hoa, tuyết, ngọc. Bằng thủ pháp liệt kê, chân dung đc miêu tả khá toàn vẹn với khuôn mặt đầy đặn phúc hậu như ánh trăng rằm, đôi lông mày đậm đà sắc nét miêu tả theo tiểu chuẩn người xưa “mắt phượng mày ngài”, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh hơn mây và làn da trắng trong hơn tuyết. Không chỉ miêu tả ngợi hình, Nguyễn Du còn chú ý đến phong thái cốt cách với 2 từ “đoan trang” cho thấy một phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa đó khiến thiên nhiên sẵn sàng “thua”, “nhường”, biện pháp nhân hóa như ngầm dự báo cho một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. 12 câu thơ tiếp đã đc Nguyễn Du sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Câu thơ mở đầu, bằng hai từ láy “sắc sảo”, “mặn mà”, phó từ “càng” Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của nhân vật mang chiều sâu của trí tuệ và tâm hồn. Vẻ đẹp của Thúy Kiều Nguyễn Du vẫn gọi tả bằng những hình ảnh ước lệ tg trưng. Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” đã cho thấy 1 đôi mắt đẹp trong như làn nc mùa thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Với Thúy kiều, Nguyễn Du k tả cụ thể như Thúy Vân mà ông chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn bởi đôi mắt là của sổ tâm hồn là phần tinh anh của trí tuệ. Tả đôi mắt tác giả gợi đc chiều sâu và sức cuốn hút của nhân vật. Sử dụng thành ngữ cx là điển cố điển tích “Ngiêng nc nghiêng thành”, tác giả muốn nói vẻ đẹp của kiều là tuyệt đỉnh, là duy nhất. Vẻ đẹp hoàn mĩ ít ai sánh kịp đó k hòa hợp với xung quanh, vượt lên trên vẻ đẹp của thiên nhiên khiến thiên nhiên cx phải “ghen’, “hờn”. Nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự ghen ghét đố kị của tạo hóa với sắc đẹp của nàng. Hơn thế nàng vốn là 1 ng con gái thông minh, tài của nang hội tự đủ “cầm-kì-thi-họa”, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Đặc biệt, tài đàn là sở trường, là “nghề riêng”, “ăn đứt” của nàng. Nàng đã tự tay sáng tác khúc “Bạc mệnh” là cung đàn bạc mệnh , đó là nỗi lòng của 1 trái tim đa sầu đa cảm. Sắc rực rỡ, tài tuyệt hỏa, tình chan chứa, vẻ đẹp hoàn mĩ đó như ngầm dự báo 1 kiếp hoongwf nhan bạc mệnh bởi sắc đẹp khiến tạo hóa phải đố kị, và giống như Nguyễn Du đã nói “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Đây là nghệ thật miêu tả chân dunh mang tính cách, số phận