Môn Văn Lớp: 9 Nêu định nghĩa, và 5 ví dụ – Từ nhiều nghĩa (lớp 6) – Từ đồng âm (Lớp 6) – Từ đồng nghĩa (Lớp 6) – Từ trái nghĩa (Lớp 6) – Từ tượng hình, từ

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Nêu định nghĩa, và 5 ví dụ
– Từ nhiều nghĩa (lớp 6)
– Từ đồng âm (Lớp 6)
– Từ đồng nghĩa (Lớp 6)
– Từ trái nghĩa (Lớp 6)
– Từ tượng hình, từ tượng thanh (Lớp 8)
– Trường từ vựng (Lớp 8)
– Thành ngữ (lớp 7)
– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH (Lớp 8)
– Thuật ngữ (Lớp 9)
– Sự phát triển của từ vựng (Lớp 9)
– Trau dồi vốn từ (Lớp 9)
Xin phép mọi người giúp em câu này nhanh em cần gấp
sai thì báo cáo No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Sadie 1 tháng 2022-03-19T15:30:59+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. 1. Từ nhiều nghĩa:

    * Định nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

    + Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

    * Ví dụ:

    – Ăn

    Ta có thể suy ra rất nhiều từ liên quan đến từ ăn như sau:

    + Ăn mặc, ăn uống, ăn chực, ăn vụng…

    – 

  2. 1, Từ nhiều nghĩa là từ có thể có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển

    VD: Chân; tay, tai, mắt miệng

    2, Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

    VD:  mùa thu – thu tiền; số năm – năm học; lồng lên – vào lồng; sang sông – sang trọng; đậu xanh – đậu đại học

    3, Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

    VD: trái – quả; heo- lợn; nhà thơ – thi sĩ;  chết- hi sinh; gan dạ-dũng cảm; chó biển – hải cẩu

    4, Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

    VD: cao – thấp; xa -gần; ngắn – dài; cứng – mềm; sống – chết

    5. Từu tượng hình, từ tượng thanh 

    – Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 

    VD: liêu xiêu, ngật ngưỡng, lom khom, lênh khênh, vật vã

    – Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

    VD: rào rào; lộp bộp; róc rách; thì thầm; hu hu; ha ha

    6,Trường từ vựng là tập hợp những từ từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

    VD: – Màu sắc: xanh, đỏ, tím , vàng

           – Chỉ bộ phận cơ thể người: tay, chân, mặt, mũi, đùi

           – bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày

            –  Đặc điểm của mắt: lờ đờ, đờ đãn, tinh anh, mù, lòa

           – Bệnh của mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, 

    7, Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

    VD: gần nhà xa ngõ

        – Buổi đực buổi cái

      – Bên trọng bên khinh

    – Nước đổ lá khoai

    – Chuột sa chĩnh gạo

    8, Từ ngữ địa phương là chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định

    VD: cái cươi ( cái sân); con heo( con lợn); Vô (vào); bổ”ngã); đọi(bát)

    – Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ dùng trong một xã hội nhất định
    VD: cháy hàng( hết hàng); xơi con ngỗng( đạt 2 điểm); toang( chết, xui); trúng tủ( ôn đúng phần đề ra)

    9, Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ.

    VD: ẩn dụ; hoán dụ; phân số thập phân; Ba-zơ; thạch nhũ

    10, Sự phát triển của từ vựng là phát triển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc

    VD: xuân ( mùa xuân; tuổi xuân); chân – chân mây; tay – tay tre; đầu – đầu súng; mặt – mặt bàn

    11, Trau dồi vốn từ là rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ 

    VD: Tuyệt – dứt, không còn gì; cực kì, nhất

        + Đồng – đồng ấu, đồng môn; đồng dạng, đồng nghiệp

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )