Môn Văn Lớp: 9 Nêu định nghĩa, và 5 ví dụ – Từ nhiều nghĩa (lớp 6) – Từ đồng âm (Lớp 6) – Từ đồng nghĩa (Lớp 6) – Từ trái nghĩa (Lớp 6) – Từ tượng hình, từ

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Nêu định nghĩa, và 5 ví dụ
– Từ nhiều nghĩa (lớp 6)
– Từ đồng âm (Lớp 6)
– Từ đồng nghĩa (Lớp 6)
– Từ trái nghĩa (Lớp 6)
– Từ tượng hình, từ tượng thanh (Lớp 8)
– Trường từ vựng (Lớp 8)
– Thành ngữ (lớp 7)
– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH (Lớp 8)
– Thuật ngữ (Lớp 9)
– Sự phát triển của từ vựng (Lớp 9)
– Trau dồi vốn từ (Lớp 9)
No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Madelyn 1 tháng 2022-03-19T17:04:29+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. 1. Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và 1 số nghĩa chuyển. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau.

    VD 1: chân, chân là nghĩa gốc, chân bàn, chân ghế là nghĩa chuyển.

    VD 2: cánh, cánh là nghĩa gốc, cánh cửa là nghĩa chuyển.

    VD 3: đầu, đầu là nghĩa gốc, đầu nguồn là nghĩa chuyển

    VD 4: lưỡi, lưỡi là nghĩa gốc, lưỡi dao là nghĩa chuyển.

    VD 5: cổ, cổ là nghĩa gốc, cổ áo là là nghĩa chuyển.

    2. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

    VD 1: một nghìn đồng – tượng đồng – cánh đồng

    VD 2: hòn đá – đá bóng

    VD 3: ba và má – ba tuổi

    VD 4: treo cờ – chơi cờ

    VD 5: đất nước – nước uống

    3. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

    VD 1: đẹp, xinh

    VD 2: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,….. 

    Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD: hổ, cọp, hùm,….

    Có những từ đồng nghĩa ko hoàn toàn. Khi dùng những từ này , ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. VD 3:

    – ăn, xơi, chén,….( biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với ng đối thoại hoặc  điều đc nói đến).

    VD 4:

    – mang, khiêng, vác,… ( biểu thị những cách thức hành  động khác nhau).

    4. Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

    VD 1: cao – thấp

    VD 2: phải – trái

    VD 3: ngày đêm

    VD 4: xinh – xấu

    VD 5: ngắn – dài

    Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng lm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau.

    MIK MỚI HỌC LỚP 6 NÊN CHỈ BT THẾ NÀY THÔI, MONG BẠN THÔNG CẢM CHO

    XIN LỖI BẠN!!!!

  2. Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

    Vd1 : ăn  : ăn uống là nghĩa gốc; ăn ảnh là nghĩa chuyển

    Vd2 : miệng : miệng ăn là nghĩa gốc; miệng bát là nghĩa chuyển

    Vd3 : mắt : mắt người là nghĩa gốc; mắt na là nghĩa chuyển

    Vd4 : chân  : chân người là nghĩa gốc; chân bàn là nghĩa chuyển

    Vd5 : tay : tay người là nghĩa gốc; tay áo là nghĩa chuyển

    Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

    Vd1 : Đường phèn : đường có thể ăn được 

    Con đường : đường để đi

    Vd2 : Cầu kiều : con cầu

    Cầu thủ : người đá bóng

    Vd3 : Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống

    Ăn cưới : ăn uống nhân dịp cưới.

    Vd4 : Điểm chín : chỉ một con số

    Lúa chín : lúa đến lúc thu hoạch

    Vd5 : Chân : bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật

    Chân bàn : bộ phận ở bàn

    Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau.

    Vd1 : cười – khóc

    Vd2 : sạch – bẩn

    Vd3 : mở – đóng

    Vd4 : chậm – nhanh

    Vd5 : già – trẻ 

    Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,… …

    Vd1 : móm mém

    Vd2 : rón rén

    Vd3 : vật vã

    Vd4 : lòe loẹt

    Vd5 : xồng xộc

    Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (Trong thuật ngữ từ tượng thanh, tượng là mô phỏng, thanh là âm thanh.) Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

    Vd1 : ríu rít

    Vd2 : thủ thỉ

    Vd3 : líu lo

    Vd4 : vi vu

    Vd5 : ào ào

    Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau theo một tiêu chí nào đó ( quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ liên tưởng) và là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung tâm nào đó trên trục tuyến tính.

    Vd1 : bệnh về mắt : quáng gà, cận thị, viễn thị

    Vd2 : cảm giác của mắt : chói, cộm

    Vd3 : bộ phận của cây : rễ, cành, lá

    Vd4 : bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, mi mắt

    Vd5 : đồ dùng học tập : bút, sách, thước

    Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

    Vd1 : mưa to gió lớn

    Vd2 : ngày lành tháng tốt

    Vd3 : núi này trông núi nọ 

    Vd4 : lên thác xuống ghềnh

    Vd5 : cưng như cung trứng, hứng như hứng hoa

    Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.

    Vd1 : bắp

    Vd2 : má

    Vd3 : mô

    Vd4 : bầy tui 

    Vd5 : mần

    Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

    Vd1 : răng

    Vd2 : cá

    Vd3 : tóc

    Vd4 : quay

    Vd5 : nhìn

    Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định.

    Vd1 : Lực : tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác

    Vd2 : Trọng lực : lực hút của trái đất

    Vd3 : Khí áp : sức nén của khí quyển lên bề mặt trái đất

    Vd4 : Ba-dơ : môn Hóa

    Vd5 : Di chỉ : dấu vết người xưa đã cư trú và sinh sống

     Sự phát triển của từ vựng là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.

    Vd1 : chơi xuân : mùa chuyển từ đông sang hạ

    ngày xuân em : tuổi trẻ

    Vd2 : trao tay : bộ phận từ vai đến các ngón trên cơ thể, dùng để cầm, nắm,…

    tay buôn : người hoạt động giỏi về một môn, nghề nào đó

    Vd3 : cái cốc : vật dùng để đựng nước

    cốc đầu : hoạt động 

    Vd4 : cú sút : hoạt động sút bóng của cầu thủ

    giảm sút : trở nên yếu kém dần đi

    Vd5 : câu cá : vật dùng để bắt cá

    câu nói : âm thanh phát ra từ họng

    Trau dồi vốn từ là giúp hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới.

    Mình chỉ làm được vậy, bạn thông cảm nha.

     

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )