Môn Văn Lớp: 9 Hóng bài làm chất lượng, đọc kĩ đề bài!!! Yêu cầu lập dàn ý Suy nghĩ về bạo lực học đường Lập dàn ý: Gồm các phần – thực trạng – NGUYÊN NHÂN

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Hóng bài làm chất lượng, đọc kĩ đề bài!!! Yêu cầu lập dàn ý
Suy nghĩ về bạo lực học đường
Lập dàn ý: Gồm các phần
– thực trạng
– NGUYÊN NHÂN
– hẬU QUẢ
– bIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
CỐ gắng những dẫn chứng cập nhật năm nay No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Lydia 1 tháng 2022-03-19T15:20:20+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. I. Mở bài: Nói về vấn đề

    – Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

    – Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

    II. Thân bài:

    1. Giải thích vấn đề

    – Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

    – Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

    2. Hiện trạng.

    – Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

    – Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

    – Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

    – Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

    – Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

    3. Nguyên nhân

    – Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp…

    – Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

    – Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng…).

    – Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

    – Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

    4. Hậu quả

    – Với nạn nhân:

    • Tổn thương về thể xác và tinh thần.
    • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
    • Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

    – Người gây ra bạo lực:

    • Con người phát triển không toàn diện
    • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
    • Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
    • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

    5. Giải pháp

    – Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

    – Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

    6. Đưa ra bài học cho bản thân

    – Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn.

    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ  về bạo lực học đường.

    – Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

    – Tránh xa hành vi này.

  2. A, MB

    – KHÁI QUÁT: Bạo lực học đường chính là một trong những vấn đề gây nhức nhối và được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Thật vậy, bạo lực học đường chính là vấn nạn và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân của những vụ bạo lực học đường cũng như gây suy thoái văn hóa học đường.

    B, TB

    1, Thực trạng bạo lực học đường.

    – Ngày nay, qua những phương tiện truyền thông, chúng ta hoàn toàn có thể chứng kiến được những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Có những đám học sinh gây gổ, đánh nhau và bắt nạt một em học sinh khác hoặc dùng những thủ đoạn trả đũa, bôi nhọ danh dự cũng như hạ thấp uy tín của nhau. Bạo lực học đường có thể ở hai dạng là bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. Bạo lực thể xác diễn ra bằng những vụ đánh nhau; còn bạo lực tinh thần là dùng những lời lẽ dọa dẫm, đe dọa,…

    2, Nguyên nhân bạo lực học đường:

    – Nguyên nhân chính đến từ những kẻ đi bắt nạt người khác luôn có tâm trạng thích chèn ép người yếu thế hơn mình. Theo em, đó có thể là vấn đề tâm lý hoặc do cách giáo dục, do hoàn cảnh mà nhân cách của những kẻ đi bắt nạt đó bị hoen ố, trở thành kẻ muốn đi chèn ép, bắt nạt và gây nỗi đau cho những người khác.

    – Nguyên nhân khác đến từ việc những người bị bắt nạt không dám lên tiếng bảo vệ mình hay lên tiếng xin sự giúp đỡ và tố cáo những kẻ đi bắt nạt đó mà âm thầm chịu đựng một cách mù quáng

    – Một nguyên nhân nữa đến từ việc bố mẹ và nhà trường chưa có sự kiểm soát, giáo dục sát sao với con em của mình

    3, Hậu quả bạo lực học đường

    Hậu quả của bạo lực học đường thì có lẽ là quá rõ ràng. Nạn nhân của những vụ bạo lực học đường này chắc chắn đã phải chịu những nỗi đau đớn về cả thể xác và tinh thần. Thậm chí có những em chịu đựng rất lâu rồi thì vụ việc mới được phát giác. Văn hóa học đường của ngôi trường đó cũng bị phá hủy trầm trọng. Nguyên nhân có lẽ đến từ chính ý thức kém và vô đạo đức của những kẻ bị bắt nạt cũng như sự im lặng không lên tiếng cầu cứu sự giúp đỡ của nạn nhân.

    4, GIẢI PHÁP:

    Vây nên, giải pháp cho hiện tượng bạo lực học đường đó là sự can thiệp của toàn xã hội, gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, và bảo vệ học sinh, con em mình.

    C, KB

    Tóm lại, bạo lực học đường cần được ngăn chặn để không còn những vụ việc đau lòng xảy ra nữa cũng như trường học có thể trở thành môi trường lành mạnh.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )