Môn Văn Lớp: 9 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi
Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
– Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó). No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Answers ( )
b, Theo em, đây là cái kết phần nào có hậu. Bởi lẽ Vũ Nương được giải oan, nàng không chết, nàng được sống 1 cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Nó giống với mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Tuy nhiên, kết thúc vẫn phần nào đó mang màu sắc bi kịch bởi Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến.
c,
Kết thúc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” chan chứa tinh thần nhân đạo của tác giả. Trước hết, kết truyện là lời lên án gián tiếp xã hội thực dân phong kiến đã gây nên cái chết thảm thương của Vũ Nương. Đó là xã hội với những hủ tục phong kiến trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu với bao nhiêu bất công, xã hội coi trọng đồng tiền. Hiện thân của nó chính là Trương Sinh , người chồng ghen tuông, mù quáng. Kết thúc truyện cũng thể hiện niềm tin vào khát vọng sống của con người. Nguyễn Dữ đã sáng tạo 1 cái kết phần nào có hậu, Vũ Nương được giải oan, được trở về giữa thanh thiên bạch nhật. Nàng được sống 1 cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Nó giống với mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó còn ẩn chứa những xót xa, đồng cảm của tác giả trước số phận của con người. Tuy có một cuộc sống nơi thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn khát vọng về một hạnh phúc nơi trần thế, vẫn là sự ngậm ngùi, chua xót, tiếc nuối khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn, gia đình tan vỡ, không hàn gắn được. Qua đó, cho thấy tấm lòng nhân đạo, giàu lòng yêu thương conngười của tác giả Nguyễn Dữ.
– câu ghép theo quan hệ tương phản: Tuy có một cuộc sống nơi thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn khát vọng về một hạnh phúc nơi trần thế, vẫn là sự ngậm ngùi, chua xót, tiếc nuối khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”
Theo tôi, đây là một cái kết có hậu. Bởi vì cuối cùng Trương cũng đã tin rằng Vũ Nương bị oan. Và Vũ Nương đã có thể giải oan cho mình.
Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thể hiện sự oan uổng của những người phụ nữa phong kiến. Và nhân vật được thể hiện rõ nhất là Vũ Nương. Vì một lí do không oan uổng mà chết. Nhưng nhờ vào sự chân thật của mình, Vũ Nương đã có thể chứng mình bản thân trong sạch. Cái đức tính trong sạch ấy, chính là đức tính đẹp nhất của người phụ nữ của vùng đất Việt. Còn Trương Phi, tuy rất thương vợ nhưng lại có lúc hạch sách vô cùng. Tuy vậy, nhưng sau cùng chàng cũng đã hiểu ra mọi chuyện sau khi nhận được bông hoa vàng. Chàng đã lập một đàng trang ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang để mong muốn tìm lại được Vũ Nương. Điều này chứng tỏ rằng chàng đã có một phần thay đổi. Về phần Vũ Nương, người đã trở về để từ giữ Trương, tạ tình chàng, cáo biệt nhân gian, rồi biến mới biến mất. Cái kết này tuy có chút bi thương onas trách nhưng dẫu sao nó cũng là một cái kết có hậu. Vì Trương đã nhận ra lỗi của mình và Vũ Nương đã chấp nhận và tha thứ cho người chồng của mình.
………………………………………………………………………………………….’
Hy vọng giúp được bạn nhé !