Môn Văn Lớp: 9 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp đã c
Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp đã chẳng thể về nhân gian được nữa”.
Câu 1: Những câu văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai? Đó là lời của ai nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Qua những lời nói đó, em hiểu gì về số phận bi kịch cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật?
Câu 3: Cũng viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, chương trình Ngữ Văn 8 và 9 còn có những tác phẩm nào? Kể ra ít nhất hai tác phẩm ghi rõ tên tác giả? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Answers ( )
Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh trong cảnh trở về ở phần kết “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ
– Ý nghĩa của lời thoại:
+ Khẳng định và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự.
+ Góp phần tạo nên một kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì không thể bù đắp được.
+ Góp phần tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho con người có quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế.
* Cày hộ em. hết !
câu 1: – Những câu văn trên trích từ văn bản “Chuyện người con gái nam xương”
-Tác giả :Nguyễn Dữ
-Đó là lời ns cuối cùng của Vũ nương nói vs trương sinh khi trương sinh lập đàn giải oan cho nàng
câu 2:
Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Vũ Nương. Cho dù Vũ Nương không thể trở về nhân gian nhưng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng trong nàng từ trước kia vẫn tha thiết khôn nguôi.
Câu nói còn cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào (cả khi bị đẩy đến chỗ phải tìm đến cái chết) thì Vũ Nương vẫn là con người giàu ân nghĩa, thủy chung.
Sự trân trọng ân nghĩa, thủy chung của Vũ Nương chính là sự trân trọng danh dự phẩm giá của chính mình. Đối với nàng, điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh của bản thân, nó còn thiêng liêng hơn cả khát vọng trở về nhân gian dù khát vọng ấy vô cùng tha thiết. Đó cũng chính là lí do mà Vũ Nương không thể “Trở về nhân gian”.
Câu nói còn là lời tố cáo nhẹ nhàng mà sâu sắc xã hội phong kiến – một xã hội đầy bất công ngang trái, xã hội không có đất để cho những người phụ nữ như Vũ Thị Thiết được sống
câu 3:
– Chị em thúy kiều-Nguyễn du
-Bánh trôi nước-Hồ xuân hương