Môn Văn Lớp: 9 Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Question

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
( Quê hương -Tế Hanh )
Từ nội dung ý nghĩa đoạn thơ trên hãy trình bày suy nghĩ của em về t/y quê hương trg cuộc đời mỗi con người.
Đề 2 : Từ bức thông điệp mà nhà văn O.Hen-ri gửi đến người đọc qua truyện ngắn ” Chiếc lá cuối cùng ” hãy trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của t/y thương trg cuộc sống.
– Yêu Cầu Cụ Thể :
+) Viết phần MB
+) Lập dàn ý chi tiết TB
( Chú ý : Đây là dang Nghị Luận Văn Học kết hợp vs Nghị Luận Xã Hội )
– Yêu Cầu Cụ Thể :
+) Viết phần MB
+) Lập dàn ý chi tiết TB
( Chú ý : Đây là dang Nghị Luận Văn Học kết hợp vs Nghị Luận Xã Hội ) No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Everleigh 2 tháng 2022-03-20T00:31:23+00:00 1 Answer 0

Answers ( )

  1. Bài 1 :

                                         “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
                                          Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
                                          Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
                                          Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”

    Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân

    Bài 2 : 

            Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )