Môn Văn Lớp: 9 cho mình xin dàn bài bề suy nghĩ của em về lời cảm ơn lối sống vô cảm lòng tự tin niềm hy họng tinh thần tự học
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Dàn ý: Suy nghĩ về lời cảm ơn
1. Mở Bài
Giới thiệu, đề cập vấn đề: lời cảm ơn
2. Thân Bài
a. Giải thích
– Cảm ơn là gì?
– Khi nào thì hai câu nói ấy được sử dụng? Có thường xuyên không? Mục đích là gì?
b. Thực trạng
– Tình trạng “lười” nói cảm ơn ngày nay, không chỉ giới trẻ mà ngay cả độ tuổi trung niên, cao niên
– Con người ngày càng trở nên vô tâm do tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa. Họ có thể nói chuyện với nhau hàng giờ qua điện thoại, nhưng một lời cảm ơn cũng khó khăn trong thực tế
– Sự suy thoái đạo đức của một số bộ phận người hiện nay khi cảm thấy không cần cảm ơn trước sự giúp đỡ.
c. Nguyên nhân
– Do cuộc sống ngày càng gấp gáp, con người dùng thời gian để tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn cuộc sống thực
– Thế hệ trẻ đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ cách dạy dỗ của cha mẹ cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh
d. Ý nghĩa
– Hậu quả: một thế hệ vô tâm, vô cảm, không biết quý trọng những điều người khác giúp đỡ mình
– Lâu dần gây ra sự thiếu liên kết ngay trong tập thể
e. Liên hệ bản thân
f. Giải pháp
– Bản thân trước hết cần sử dụng “cảm ơn” và “xin lỗi” nhiều hơn
– Tuyên truyền và lan tỏa sự lịch thiệp đến mọi ngườiDàn ý suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn
Lối sống vô cảm:.
MB
– Đặt vấn đề: Bạn đã bao giờ đi qua người gặp nạn mà bỏ đi lạnh lùng? Đã bao giờ dừng chân trò chuyện với bà cụ ăn xin? Có bao giờ thương xót cho một đứa trẻ tật nguyền? Bạn có cảm xúc trước những vấn đề xung quanh không?
– Lối sống vô cảm đang dần ăn sâu vào đời sống con người. Liệu bạn đang có một lối sống vô cảm? Đừng nhìn từ bên ngoài mà phán xét lối sống ấy hãy tự mình suy ngẫm lại.
TB
1. Giải thích
– Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà khi đó con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với sự vật sự việc diễn ra xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân.
2. Biểu hiện
– Thờ ơ, lạnh nhạt trước những nỗi đau của người khác, tàn nhẫn gây tổn thương đến người khác. VD: bắt gặp cảnh tai nạn ngoài đường không giúp đỡ mà chỉ quay video; có những kẻ máu lạnh sát hại cả gia đình vì tiền, vì dục vọng, …
– Không phẫn nộ trước cái xấu, cái ác và cũng không rung động trước cái đẹp, cái tốt. VD: Nhìn thấy cảnh bạo lực học đường không can ngăn hay giúp đỡ; bắt gặp kẻ móc túi trên xe buýt không lên tiếng… Không rung động trước những cái đẹp mục đích sống duy nhất chỉ là vật chất.
– Không quan tâm, tham gia hoạt động nào của đoàn thể, cộng đồng, ghét phải làm việc, giao tiếp trong môi trường tập thể.
– Không quan tâm đến những người thân của mình. VD: mọi người trong gia đình chỉ chú tâm vào trang mạng xã hội, con cái không biết yêu thương cha mẹ, chỉ đòi hỏi mọi thứ từ cha mẹ một cách thụ động.
– Thờ ơ với chính bản thân mình. VD: sống không có ước mơ, không nỗ lực để đạt những điều mình muốn; không quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình: thức khuya, sử dụng các loại chất kích thích; …
3. Nguyên nhân
– Sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người phải sống gấp hơn, xem nhẹ việc vun đắp những giá trị tinh thần, có ít cơ hội hơn để chia sẻ với nhau.
– Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm giảm sự tương tác giữa người với người.
– Do cách giáo dục chỉ thiên về lí thuyết, giáo điều, không thực sự tác động đến tư tưởng tình cảm của người học.
– Do cách giáo dục con cái không phù hợp của mỗi gia đình
– Do lối sống vị kỉ của mỗi con người, chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần.
4. Hậu quả
– Đối với mỗi cá nhân nó sẽ khiến họ giống như một cỗ máy không có tâm hồn, thành kẻ vô trách nhiệm, vô nhân tính.
– Cuộc sống mất đi những giá trị đích thực của nó, chỉ là sự tồn tại
– Đối với toàn xã hội, nó làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay
– Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy
5. Giải pháp
– Có ý thức phê phán lên án những người có thái độ, hành động vô cảm trong xã hội.
– Mỗi người hãy mở lòng mình sống yêu thương, quan tâm đến gia đình, những người xung quanh và chính bản thân mình
– Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện đại, sử dụng chúng một cách hiệu quả.
– Nhà trường cần tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh, chú ý vào thực hành, trải nghiệm để bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.
– Tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các hoạt động xã hội với mục đích xóa bỏ “căn bệnh vô cảm”.
KB
– Bạn có đang là người sống vô cảm? Hãy nhận thức lại bản thân, hãy thức tỉnh chính mình và những người xung quanh bởi lối sống vô cảm sẽ giết chết tâm hồn mỗi người một cách từ từ, đáng sợ.