Môn Văn Lớp: 9 Cảm nhận vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam qua nhân vật ông Hai của tác phẩm Làng từ đó liên hệ đến nhân vật Lão Hạc của tác phẩm cùng tên
Question
Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Cảm nhận vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam qua nhân vật ông Hai của tác phẩm Làng từ đó liên hệ đến nhân vật Lão Hạc của tác phẩm cùng tên để thấy rõ cách chuyển trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
2 tháng
2022-04-02T11:03:06+00:00
2022-04-02T11:03:06+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
bài làm:
Lão Hạc sống trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Cuộc đời Lão từ khi vợ chết có nhiều cơ cực, đau khổ. Là người nông dân nghèo, một mình nuôi con. cái nghèo đói lắm cuộc đời lão càng thêm tăm tối, bất hạnh. Lão ân hận, khổ sở vì không có tiền cho con lấy vợ. Lão lo tiền cho con, lo tiền làm ma cho mình hơn là lo cho cuộc sống hàng ngày của mình. Cuối cùng lão chọn đến cái chết như một sự giải thoát. Đó là một cái chết đau đớn, vật vã về thể xác (ăn bả chó tự tử) để giữ lấy lương tâm và phẩm giá trong sạch của mình.
Cuộc đời lão Hạc đi vào bước đường cùng không lối thoát. Dù lão đã gắng gượng hết mình nhưng cũng không thể thoát ra khỏi cái kết cục bi thảm. Cái chết của lão Hạc không khỏi khiến cho người đọc ngậm ngùi và cảm thương về cuộc đời khổ đau và số phận khắc nghiệt của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp. Cách mạng đã đem cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Ông được sống trong tự do, được làm chủ bản thân và cuộc đời. Ông thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Và vượt lên trên hết, ông còn có gia đình, có một nguồn vui sống dạt dào: tình yêu làng thiết tha. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trươc làng xóm, trước Cách mạng.
Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê. Đó là một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Nhà ngói san sát, sầm uất như trên tỉnh. Đường cái quan to lớn, có lát đá sạch sẽ.
Không những đẹp về hình thức, làng ông còn đẹp cả trong tinh thần. Làng ông đã theo kháng chiến những ngày khởi nghĩa dồn dập. Cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị kháng chiến…”. Và khi phải tản cư rồi, ông vẫn bồi hồi không yên. Từng ngày, ông luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông đã vô cùng xấu hổ, đau xót và căm hận khi nghe làng mình theo tây. “Cổ ông nghẹn đắng”, “nước mắt trào ra”… .Và ông cũng thật hả hê, vui mừng khi được tin cải chính. Ông Hai là hình ảnh sinh động của những một người nông dân gắn bó với quê hương, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu cụ Hồ, và hăng hái kháng chiến…
Gợi ý làm bài:
Giới thiệu chung:
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948, in trên tạp chí Văn nghệ (số 1), là một tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Qua nhân vật ông Hai, nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp người nông dân Việt Nam ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Giải quyết vấn đề:
Vẻ đẹp của người nông dân tập trung thể hiện ở tình yêu làng xóm, yêu quê hương; tình cảm này bộc lộ qua diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật ông Hai trong hai thời điểm:
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông đau đớn, bẽ bàng đến mức “cổ…nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân,… lặng đi, tưởng như đến không thở được ”, ‘‘nước mắt ông lão giàn ra” khi trò chuyện với đứa con út. Một người vui tính, hay chuyện, mong ngóng tin tức của làng mình mà lúc này phải vờ đứng lảng ra chỗ khác ”rồi cúi gằm mặt đi thẳng, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ.
Khi ở nhà, ông “nằm vật ra giường”; nhìn đàn con chơi đùa bất giác ông nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người dành cho những đứa trẻ cửa cái làng Việt gian này. Ông băn khoăn khi kiểm điểm từng người trụ lại làng, “trằn trọc không sao ngủ được ”, “hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”, “chân tay nhủn ra… như không cất lên được ”.
Khi biết được thông tin cải chính về việc trên: tâm trạng ông Hai khác hận; ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, lật đật báo tin với mọi người. Cảm động nhất chính là việc ông sung sướng, tự hào khoe nhà ông bị giặc đốt cháy như minh chứng cho sự hi sinh, đóng góp của gia đình ông vào sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Mở rộng, liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc:
Nhân vật lão Hạc: người nông dân trước cách mạng với sự lương thiện, giàu lòng tự trọng, tình thương con sâu sắc. Xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân ấy vào chỗ bần cùng hóa, cái nghèo cái đói khiến lão Hạc phải chọn cách kết thúc cuộc đời mình bằng bã chó để giữ được nhân cách.
Nhân vật ông Hai: người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp; bên cạnh tình yêu gia đình, thương con, còn có tình yêu làng xóm quê hương tha thiết. Hơn thế, ông Hai có thêm tình cảm mới mà cách mạng đem đến cho thế hệ nông dân như ông – tình cảm thủy chung son sắt với cách mạng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Hai đến với cách mạng với tình cảm tự nhiên, tinh thần tự nguyện và tự giác. Tình yêu làng quê ở nhân vật ông Hai là tình cảm chung của người Việt Nam từ bao đời nay. Thời đại cách mạng đem đến cho người nông dân tình cảm mới mẻ – tình yêu làng hòa vào tình yêu nước thiết tha, nồng thắm.
Từ lão Hạc đến nhân vật ông Hai, trong tình cảm, tư tưởng của người nông dân Việt Nam có sự chuyển biến tích cực: từ tình yêu gia đình, làng xóm quê hương phát triển thành tình yêu nước, trung thành với cách mạng.
Tham khảo nhé.