Môn Văn Lớp: 9 1. Các phương châm hội thoại (5 PCHT) SGK lớp 9 tập 1 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (SGK lớp 9 tập 1) 3. Nghĩa tường minh và h
Question
Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: 1. Các phương châm hội thoại (5 PCHT) SGK lớp 9 tập 1
2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (SGK lớp 9 tập 1)
3. Nghĩa tường minh và hàm ý (SGK lớp 9 tập 2)
Nêu định nghĩa, ví dụ nha (các vấn đề liên quan nữa nhé! No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
1 tháng
2022-03-19T17:50:24+00:00
2022-03-19T17:50:24+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
1.
– Phương châm về lượng:
+) Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu không thừa.
– Phương châm về chất
+) Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
+) Ví dụ: Nói có sách mách có chứng, Hứa hươu hứa vượn..
– Phương châm quan hệ:
+) Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
+) Ví dụ: Ông nói gà bà nói vịt..
– Phương châm cách thức:
+) Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
+) Ví dụ: Dây cà ra dây muống,…
– Phương châm lịch sử:
+) Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
+) Ví dụ: Nói như đấm vào tai…
2.
– Cách dẫn trực tiếp
+) Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
+) Thường được đặt trong dấu ngoặc kép
+) Ví dụ: Họa sỹ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”
– Cách dẫn gián tiếp:
+) Là thuật lại lời nói nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp
+) Không đặt trong dấu ngoặc kép
+) Ví dụ: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
3.
– Nghĩa hàm minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
– Hàm ý là phần thông báo tư không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
1/ Có 5 phương châm hội thoại
+ Phương Châm Về Lượng : Khi giao tiếp cần nói cho đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu không thừa.
VD : Đoạn đối thoại sau :
Ba: – Cậu có đi chơi không ?
Lan: – Có , mình đang đi nè .
Ba : – Cậu đang đi ở đâu thế ?
Lan : – Mình đang đi trên mặt đất.
Câu nói cuối của Lan đã vi phạm về phương châm về lượng
+ Phương Châm Về Chất : Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
VD : Đọc đoạn đối thoại sau :
Hoa : – Cậu có cái nồi nào không cho tớ mượn với , để mình về nấu canh con cá to quá .
Sinh : – Có chứ nồi của mình có thể nấu một con khá khổng lồ luôn
Câu nói của bạn Sinh đã vi phạm về phương châm về chất
+ Phương Châm Quan Hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
VD : Thành ngữ : Ông nói gà , bà nói vịt
Đã vi phạm phương châm quan hệ vì không nói đúng vào đề tài giao tiếp .
+ Phương Châm Cách Thức : Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch tránh cách nói mơ hồ
VD :
Tôi : -Bạn có đồng ý với kế hoạnh để giúp lớp chúng ta trở nên tốt hơn không ?
Bạn tôi : – Có ,tôi đồng ý với kế hoạnh của bạn để lớp chúng ta trở nên tốt hơn
Câu nói của nhân vật ” Bạn tôi ” đã vi phạm phương châm cách thức bạn này cần phải nói ngắn gọn không nên nói dài dòng .
+ Phương Châm Lịch Sự : Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác .
VD : Đọc đoạn đối thoại sau :
Lão ăn xin : – Cháu ơi cháu có thể giúp ông một ít tiền để ông sống qua ngày không cháu ơi ?
Minh: – Ông lão này nhìn ông dơ bẩn quá tránh xa tôi ra đi .
Câu nói của bạn minh đã vi phạm phương châm lịch sự vì đã không tôn trọng người khác .
2/ Cách dẫn trực tiếp : tức là nhắc lại nguyên văn lòi nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
VD : Hoạ sĩ nghĩ thầm : ” khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp , chưa kịp gấp chăn chẳng hạn “
Cách dẫn gián tiếp : tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
VD : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành , thanh tao theo kiểu nành hiền triết ẩn dật .
3/ Nghĩa tường minh : là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
Hàm ý : là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
VD chung :
Tục ngữ : ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Nghĩa tường minh : khi ăn quả chúng ta hãy nhớ ai đã trồng ra để biết đến công sức của họ trồng
Nghĩa hàm ý : Phải nhớ đến công lao của các chiến sĩ đã ngã xuống để dành độc lập cho chúng ta ngày nay vì thế hãy nhớ đến công lao của họ