Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Môn Văn Lớp: 8 viết doạn văn 6 -8 trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của trần quốc tuấn
Home/Văn/Môn Văn Lớp: 8 viết doạn văn 6 -8 trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của trần quốc tuấn
Môn Văn Lớp: 8 viết doạn văn 6 -8 trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của trần quốc tuấn
Question
Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: viết doạn văn 6 -8 trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của trần quốc tuấn No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo sáng suốt của Việt Nam. Trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, ông đã thể hiện rõ nét tâm trạng của mình khi giặc Mông – Nguyên đang có những hành động nhằm lăm le xâm lược, thôn tính nước ta. Ngay từ những dòng đầu văn bản,Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ rõ nét cảm xúc, tâm tư của mình “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa….”. Chỉ vài dòng ngắn ngủi ấy thôi những người đọc cũng để hình dung sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần. Ông lo cho sự an nguy của dân đến nỗi không ngủ được, ông thương dân, thương cho tình cảnh của nước nhà đang bị lung lay trước sự đe dọa của quân Mông – Nguyên. Chính bởi lẽ đó, mà ông cảm thấy đau đớn và tủi nhục khi nhìn thấy những viên quan chỉ biết ăn chơi, sa đọa, không màng đến nền độc lập, tự do của nước nhà. Hơn hết, ông còn căm phẫn lũ giặc. Càng căm thù chúng bao nhiêu, ý chí chiến đấu càng sục sôi trong ông bấy nhiêu. Qua đây, chúng ta thầm cảm ơn, bày tỏ lòng thành kính với vị tướng Trần Quốc Tuấn sâu sắc. Bởi lẽ nhờ có ông, dân ta mới được sống trong hòa bình, độc lập như ngày hôm nay.
Answers ( )
Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo sáng suốt của Việt Nam. Trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, ông đã thể hiện rõ nét tâm trạng của mình khi giặc Mông – Nguyên đang có những hành động nhằm lăm le xâm lược, thôn tính nước ta. Ngay từ những dòng đầu văn bản,Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ rõ nét cảm xúc, tâm tư của mình “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa….”. Chỉ vài dòng ngắn ngủi ấy thôi những người đọc cũng để hình dung sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần. Ông lo cho sự an nguy của dân đến nỗi không ngủ được, ông thương dân, thương cho tình cảnh của nước nhà đang bị lung lay trước sự đe dọa của quân Mông – Nguyên. Chính bởi lẽ đó, mà ông cảm thấy đau đớn và tủi nhục khi nhìn thấy những viên quan chỉ biết ăn chơi, sa đọa, không màng đến nền độc lập, tự do của nước nhà. Hơn hết, ông còn căm phẫn lũ giặc. Càng căm thù chúng bao nhiêu, ý chí chiến đấu càng sục sôi trong ông bấy nhiêu. Qua đây, chúng ta thầm cảm ơn, bày tỏ lòng thành kính với vị tướng Trần Quốc Tuấn sâu sắc. Bởi lẽ nhờ có ông, dân ta mới được sống trong hòa bình, độc lập như ngày hôm nay.