Môn Văn Lớp: 8 Qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy xác định hình tượng trung tâm của bài thơ? Để khắc họa chân dung của con hổ, tác giả đã sử dụng thàn
Question
Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: Qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy xác định hình tượng trung tâm của bài thơ? Để khắc họa chân dung của con hổ, tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản. Hãy chỉ ra các tương phản đối lập ấy? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
1 năm
2021-11-12T13:30:05+00:00
2021-11-12T13:30:05+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
*Hình tượng trung tâm của bài thơ là con hổ nhưng con hổ ấy đang sa cơ thất thế vì bị nhốt trong vườn bách thú
*Có 2 thủ pháp tương phản đối lập: con hổ ở trong vườn bách thú ở hiện tại và con hổ ở chốn rừng xanh trong quá khứ
– Hiện tại
+Vườn bách thú và bị giam cầm
+Thực tại tầm thường, giả dối, nhân tạo
=> Tâm trạng ngao ngán, chán ghét
– Quá khứ:
+Núi non hùng vĩ, chốn rừng xanh, được tự do vùng vẫy
+Những hình ảnh, mộng tưởng đẹp đẽ về thế giới thiên nhiên
=> Khao khát, ước mơ
Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất hận “gậm một khối căm hờn”, muốn cắn nát, muốn nhai vụn mọi uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành “một khối” trong lòng bấy lâu nay. Không căm hờn sao được khi phải “nằm dài trông ngày tháng dần qua” trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm “oai linh rừng thắm” đang bị lũ người ”giương mắt bé giễu”, đang trở thành “thứ đồ chơi”, với cặp báo “vô tư lự’ trong vườn Bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hố mất tự do đầy ám ảnh:
“Gậm một khỏi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua…
(…) Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm…”-.
Qua đó, ta càng thấy rõ: “Anh hùng thất thể sa cơ cũng hèn” (Truyện Kiều)’, ta càng thấm thìa: “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng – cay đắng chi bằng mất tự do” (Nhật kí trong tù).
3. Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ ” thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”, nhớ vương quốc “miền đất thiêng” mà “ta” ngự trị:
“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”…
Nhớ tư thế cao sang, oai hùng của “ta”. Một cái bước chân. Một tấm thân lượn sóng. Một cái vờn bóng… Tất cả đều “dõng dạc, đường hoàng”. Một chữ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh tự hào của chúa sơn lâm:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sống cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”.
Quyền uy của “ta” là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải “ im hơi” khi “mắt thần” của ta “đã quắc’.”Ta biết” giữa chốn thảo hoa, “ta chúa tể cả muôn loài”:
‘ “Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi”.
Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy… của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự