Môn Văn Lớp: 8 NHANH LÊN MAI MIK PHẢO NỘP R , HỨA VOTE 5*, CTLHN VÀ CẢM ƠN NỮA. C1: Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về bạo lực học đ
Question
Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: NHANH LÊN MAI MIK PHẢO NỘP R , HỨA VOTE 5*, CTLHN VÀ CẢM ƠN NỮA.
C1: Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về bạo lực học đường
C2: Viết đoạn văn 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về hiện tượng quay cóp trong kiểm tra, thi cử
No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
2 tháng
2022-03-20T01:20:32+00:00
2022-03-20T01:20:32+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
Câu 1:
Nói đến truyền thống học tập của dân tộc ta thì không ai không nhắc đến câu “Tiên học lễ-Hậu học văn” . Đúng, mái trường là nơi dạy dỗ, giáo huấn tất cả các mầm non trẻ của đất nước, từ đạo đức đến kiến thức . Nơi đó chính là giảng đường học tập đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi thế hệ, không thể thiếu đi nơi đó được. Mà chính vì sự quan trọng như vậy mà xã hội ngày nay cần phải hết sức lưu ý về từng vấn đề trong học đường , cần chú tâm triển khai những biện pháp tốt để ngành giáo dục phát triển hơn . Một trong những vấn đề cần phải nói đến đó là bạo lực học đường- một vấn đề khá phổ biến ở rải rác khắp các trường trên cả nước. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Nhất là khi các bạn học sinh chơi theo hội đồng, mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên, như vậy nạn nhân vừa bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Tại sao nhỉ; Chỉ vì một chuyện nhỏ cũng có thể làm ra chuyện to làm gì? Tại sao không nhẫn nhịn lẫn nhau để cho môi trường giáo dục được hiệu quả mọi học sinh có thể đoàn kết lẫn nhau . Lấy một ví dụ nhỏ như :Một nữ học sinh học lớp 9B ở đồng tâm, mỹ đức, hà nội đã vì mâu thuẫn cá nhân với hai bạn cùng lớp mà đã dùng dao nhọn làm mất mạng một bạn, còn lại bị thương nặng….Đó , mức độ nguy hiểm của nó có thể dẫn đến chết người kìa. Chính vì vậy, mong ngành giáo dục hãy mau mau khắc phục vấn đề này, phải làm thật nghiêm nó để không còn một cái chết đau thương như ví dụ trên xảy ra, không còn những vụ việc về bạo lực học đường nữa.
Câu 2 :
Trong quá trình học tập trên môi trường học tập, không thể tránh được các vấn đề gian lận trong thi cử, bởi đó là một nguyên nhân đến từ khách quan lẫn chủ quan.Hầu như tất cả các học sinh đều thiếu ý thức trong việc này, luôn mong ước mình đạt điểm cao mà không chịu phấn đấu, họ chỉ quan tâm điểm số trước mắt mà không hề nhìn thẳng về hậu quả của việc đó. Tính gian lận trong thi cử sẽ làm cho các bạn trở nên có nhiều thói xấu, sống chỉ biết ỷ lại, không hề phấn đấu…như vậy chả rất hại tương lai hay sao? Tình trạng này không hề nói riêng ở đâu, mà nó khá phổ biến ở nhiều nơi. Trước hết, khi bạn quay cóp bạn trở thành một con tù nhân bị lệ thuộc vào những kiến thức ảo. Khi ra chiến trường, bạn chỉ trong tư thế bị động và chỉ chờ cái “may, rủi” chứ không hề làm được gì cả. Nếu gian lận một lần mà trót lọt sẽ khiến bạn có ý định tái phạm thêm một, hai và có thể nhiều lần nữa. Bạn cứ sống với điểm gian lận, điểm của người khác, luôn nhấn dìm bản thân vào bùn nhơ của thói xấu. Bạn cứ vui đi, vui trong lúc đó rồi mai này khổ đời thì đừng dùng đến từ “giá như” , cái từ đơn giản mà suy cho cùng đầy những điều hối hận của bạn đấy!Này nhé, bạn gian lận là lừa dối thày cô, bè bạn. Tự bạn đã tha hoá bản thân, biến mình thành con người không trung thực, mất đi đức tính cao quý ngàn đời của cha ông và cả dân tộc Việt Nam. Bạn có cảm thấy như thế nào khi tôi nói điều này không? Hãy tự sờ vào gáy của bản thân rồi chỉnh lại sao cho trở thành một học sinh tốt, không phải một người thiếu trung thực trong học tập như vậy . Bạn ơi!Đừng có đua đòi theo các phong trào hay các lời nói của “dân chơi” , bởi nó không chắc đã có ích đâu. Bạn hãy nghe lời thầy cô và bố mẹ khuyên nhủ ý, đó mới chính là nơi dựa dẫm tin cậy. Đừng vì sai sót bản thân mà bạn phải lừa dối thầy cô, dối bố mẹ, dối cả chính mình nữa. Đừng gian lận, hãy tự tin đi bằng chính đôi chân của mình, như vậy thì mới có một tương lai đẹp, có một đức tính trung thực hoàn hảo. Và để hạn chế vấn đề này, cũng mong bộ giáo dục kết hợ cùng các thầy cô giáo, nghiêm khắc xử lí mạnh tay hơn nữa các thành phần thiếu trung thực như vậy.
Vote 5s và ctlhn choa mị nhé!!!
C1:
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lựu học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạọ lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường không có bạo lực học đường.
C2:
Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.