Môn Văn Lớp: 8 Nêu các luận điểm trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp. Qua bài tấu, em hiểu Nguyễn Thiếp là người như thế nào? Từ đó em ti

Question

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: Nêu các luận điểm trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp. Qua bài tấu, em hiểu Nguyễn Thiếp là người như thế nào? Từ đó em tiếp thu được những điều sâu xa nào về đạo học của cha ông ta No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Madeline 1 tháng 2022-03-19T19:33:38+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Các luận điểm trong VB :

    Luận điểm 1: Tác giả nêu lên mục đích chính của việc học

    – Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.

    Luận điểm 2: Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả

    – Tác giả tiếp tục nêu thẳng thực trạng nền giáo dục nước ta từ khi lập quốc đã bị thất truyền. Các lối học ông đưa ra phê phán bao gồm:

    + Lối học a dua, hình thức

       + Lối học hòng cầu danh lợi

       + Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.

       + Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.

    Luận điểm 3: Tác giả đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả

    – Mở rộng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả nước được đi học không kể giai cấp, tầng lớp.

    – Về tư tưởng, đạo lí gốc thì nhất định phải theo Chu Tử

    – Về phương pháp học: học từ đơn giản đến phức tạp, tiến dần theo từng cấp học, học gắn liền với thực hành

    ⇒ Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị

    – Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.

    Luận điểm 4: Nghệ thuật

    – Lập luận chặt chẽ

    – Cách hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục, không bị vòng vo, rườm rà

    Qua bài tấu em hiểu Nguyễn thiếp là 1 người rất quan tâm đến vc học hành của đời sau quan tâm đến vận mệnh đất nc ⇒ông là 1 con người yêu nc

    từ đó em tiếp thu dc :+ học từ căn bản trc rồi đến nâng cao

    + ko a dua lối học hình thức

    +học để cầu danh lợi

    ….

  2. Trong bài ” Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ông đã khẳng định vai trò của việc học để trở thành người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh xã hội. Cũng trong văn bản này, tác giả đã nêu ra các luận điểm: Thứ nhất là Người không học không biết rõ đạo. Có nghĩa là học để có đạo, học để biết tam cương ngũ thường, tương phản, đối lập với cách học cầu danh lợi để nhấn mạnh ý kiến, mục đích của việc học để làm người biết đối xử nhân thế, có tri thức. Vai trò của việc học nay làm cho đất nước hưng thịnh. 

    Thứ hai là khuyến nghị về chủ trương mở rộng việc học, nội dung và phương pháp dạy học. Tức là mở rộng từ phạm vi học tập, nội dung dạy học cho đến cách học cụ thể. Luận điểm còn lại đó chính là kết quả của dự kiến. Đó là đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

    Qua ý kiến của La Sơn Phu Tử, ta thấy ông rất quan tâm đến vận mệnh và sự phát triển của đất nước, sự thành đạt của con người. Đây là biểu hiện cho lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của ông. 

    #maikhoi59600

    #nocopy

    ~ Đây là bài hoàn toàn do tự tay mình làm. Nếu bạn nghi ngờ đây là bài sao chép thì cho mình đường link sao chép. Nếu bạn cảm thấy bài văn này hữu ích với bạn thì hãy cho ctlhn. Mình xin cảm ơn và chúc bạn học tốt ~

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )