Môn Văn Lớp: 8 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :”Ta thường tới bữa quên ăn…vui lòng”. a. Nêu nội dung đoạn văn đó b.Từ nội dung trên em hãy viết đoạn
Question
Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :”Ta thường tới bữa quên ăn…vui lòng”.
a. Nêu nội dung đoạn văn đó
b.Từ nội dung trên em hãy viết đoạn văn khoảng 200 bàn về lòng yêu nước No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
1 năm
2022-04-07T15:55:34+00:00
2022-04-07T15:55:34+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.
a, Nội dung đoạn văn đó là nỗi đau đớn, xót xa của vị chủ tướng khi chưa thể đánh đuổi được giặc và khát vọng hy sinh của ông để được bảo vệ nền hòa bình của nhân dân bờ cõi
b,
Có ý kiến cho rằng “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”. Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và sâu sắc về nguồn gốc của lòng yêu nước ở mỗi người. Đối với mỗi người, từ lúc họ sinh ra cho đến khi lớn lên, gia đình, quê hương và tuổi thơ chính là những yếu tố quan trọng hình thành nên tính cách và đời sống tâm hồn của họ. Mỗi người được lớn lên trong vòng tay yêu thương của những thành viên trong gia đình, được trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện buồn vui và dần dần hình thành nên nhân cách và tâm hồn của mỗi người. Những năm tháng tuổi thơ lớn lên và trưởng thành bên gia đình, quê hương, mỗi người được bồi đắp và nhào nặn về đời sống tinh thần tình cảm. Những kỷ niệm, ký ức tươi đẹp ở gia đình và quê hương sẽ chính là hành trang và góc nhỏ trong tim mỗi người để chúng ta có thể bước vào cuộc đời sau này. Và chính tình yêu đối với những thứ bình dị thuộc về gia đình, quê hương đó chính là tiền đề của tình yêu nước. Chỉ khi có tình yêu sâu nặng với những thứ bé nhỏ của quê hương, gia đình, con người mới có thể vun đắp tình yêu dành cho tổ quốc sâu bên trong mình. Tình yêu tổ quốc được thể hiện bằng những hành động và việc làm khác nhau, thời chiến thì đánh giặc; thời bình thì thi đua sản xuất. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là dù có yêu nước thế nào thì tình yêu nước ấy cũng được lớn lên từ tình yêu đối với những thứ thuộc về gia đình, quê hương. Chính tình yêu ấy đã tạo nên sức mạnh, động lực để mỗi người có thể bước tiếp trên hành trình của mình. Tóm lại, lòng yêu nước chính là thứ tình cảm cao đẹp bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ.