Môn Văn Lớp: 8 đoạn ba của bài thơ nhớ rừng đc xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy em hãy chứng minh(ko chép mạng nha)
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị tù hãm trong nỗi tủ nhục, uất hận, bị tù giam hãm và khao khát được tự do
Đoạn ba của bài thơ nhớ rừng được xem như 1 bôn tranh tứ bình đẹp lộng lẫy
Nào đâu những đem vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tăn?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đau những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
đoạn ba của bài thơ nhớ rừng đc xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy em hãy chứng minh
Đoạn ba của bài thơ Nhớ Rừng có thể coi là một bộ tranh tứ bình lộng lẫy . Bốn cảnh ,cảnh nào cững có núi rừng hùng vĩ ,tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể của muôn loài . Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễn ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” đầy lãng mạn. Đó là cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương :”Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hòa ánh sáng,rộn rã tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm . “Chiều lênh láng máu sau rừng” thật dữ dội với con hổ đang chờ đợi mặt trời ‘chết’ để ‘chiếm lấy riêng phàn bí mật’ trong vũ trụ. Ở cảnh nào, núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực. Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Một loại điệp ngữ : nào đâu, đâu những ,… cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khuôn nguôi của con hổ với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất :”-Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” .