Môn Văn Lớp: 8 có ý kiến cho rằng chiếu dời đô thể hiện 1 học vấn uyên bác và chứa đựng 1 tinh thần phê phán từ đoạn đầu của bài em hãy làm sáng tỏ đoạn tr

Question

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: có ý kiến cho rằng chiếu dời đô thể hiện 1 học vấn uyên bác và chứa đựng 1 tinh thần phê phán từ đoạn đầu của bài em hãy làm sáng tỏ đoạn trích trên bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu trong đó có sử dụng câu phủ đinh (gạch chân)
Giúp tui nhanh với ạ ???? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Amaya 5 ngày 2022-04-15T13:02:39+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1.  “Chiếu dời đô” là áng văn chính luận, lí lẽ sắc bén dưới cái nhìn vượt thời đại của vua Lý Thái Tổ. Tác phẩm ra đời không chỉ để thông báo quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội) mà còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một minh quân dân chủ, thấu ý trời tỏ lòng dân.

    Với nghệ thuật lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sác bén, dẫn chứng thuyết phục, tình cảm chân thành, bài chiếu đã có sức lay động tới trái tim đồng cảm của hàng triệu triệu người dân thời bấy giờ. Nguyện vọng dời đô của nhà vua đã được quân thần ủng hộ, cho thấy Lí Thái Tổ là vị vua thực sự là một bậc mình vương sáng suốt. Đồng thời qua bài chiếu, chúng ta cũng thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, phát triển, sáng tươi huy hoàng. Ôi !Quả thật Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ rất hay và ý nghĩa. Nõ mang bao nội dung nào là thể hiện một học vấn uyên bác , một tinh thần học tập nhân loại,nào à tinh thần phê phán, nhắc nhở mọi người dân phải đồng lòng, chung sức phát triển đất nước. Em rất cảm kích, khâm phục tài thơ này của Lý Thái Tổ.

    Chúc bạn học tốt!

  2. Trong bài “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi“. Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : “Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng”. Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : “Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình “Các khanh nghĩ thế nào?”, nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )