Môn Văn Lớp: 8 bằng 1 đoạn văn từ 8-10 câu trình bày theo phương pháp diễn dịch tóm tắt giải thích hình thức và nhân đạo của sống chết mặc bay

Question

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: bằng 1 đoạn văn từ 8-10 câu trình bày theo phương pháp diễn dịch tóm tắt giải thích hình thức và nhân đạo của sống chết mặc bay No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Julia 2 tháng 2022-03-19T19:43:41+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Thu HaỌC TỐT

    Đoạn văn

    Giá trị hiện thực và nhân đạo trong “Sống chết mặc bay”

    Bài làm

    Giá trị hiện thực và nhân đạo đã được thể hiện rõ trong “Sống chết mặc bay”- một trong những tác phẩm tiểu biểu của cây bút truyện ngắn hiện đại Việt Nam Phạm Duy Tốn, được coi là bông hoa đầu mùa của nên văn xuôi hiện đại Việt Nam. (1) Trước hết, giá trị hiện thực của truyện được thể hiện qua việc phản ánh bộ mặt thật của bọn quan lại thời Pháp thuộc bỏ mặc nhân dân đói rét, lầm than, điển hình là quan phụ mẫu. (2) Quan phụ mẫu – cha mẹ dân – người đáng ra phải có mặt để chỉ đạo con dân hộ đê lại ngồi ở trong đình – nơi cao ráo, vững chãi, đèn đuốc sáng trưng để hưởng thụ cuộc sống xa hoa, nhàn nhã. (3) Không chỉ vậy, trong khi con dân đang chống chọi với sức nước thì quan ung dung, thảnh thơi đánh bài, hưởng sự phục dịch, hầu hạ. (4) Quan thật là mải chơi ham vui! (5) Mải chơi ham vui ngay cả trong tình thế cấp bách, nguy hiểm, trong khi tính mạng của bao người đang bị đe dọa; sự vô trách nhiệm ấy của quan thật không thể tha thứ! (6) Tiếp đó, giá trị nhân đạo của truyện được thể hiện qua sự đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên của Phạm Duy Tốn (7) Bằng các từ ngữ cảm thán như “Than ôi!”…., ông đã bày tỏ sự sẻ chia, thông cảm của mình một cách rõ ràng hơn. (8) Không những thế, nhà văn còn phê phán, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm đến mức gây họa lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc. (9) Quan phụ mẫu thật là một kẻ độc ác, phi nhân tính, lòng lang dạ thú, đại diện cho bọn quan lại vô trách nhiệm trong thời phong kiến thối nát! (10)

    Chú thích

    Câu văn mở đầu: gạch chân

    (do là phương pháp diễn dịch)

  2.   Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn – trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông đang dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo “Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )