Môn Văn Lớp: 7 với những tác phẩm văn chương đã học hãy chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những t
Question
Môn Văn Lớp: 7 Giúp em bài này với ạ: với những tác phẩm văn chương đã học hãy chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có viết một bài văn khoảng 2 trang
Giúp mình vs huhu No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
1 năm
2022-04-18T21:07:24+00:00
2022-04-18T21:07:24+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.
Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:
Cả không gian nhuỗm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.
Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:
Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người.
Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:
Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:
Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống
BẠN THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ
Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .
Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đầu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.
Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.
Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không được giảng dạy trong các trường học Việt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhung khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.