Môn Văn Lớp: 7 Hiện nay, qua quan sát thực tế có nhiều học sinh Trung học cơ sở thậm chí học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố được bố mẹ trang bị điện
Môn Văn Lớp: 7 Giúp em bài này với ạ: Hiện nay, qua quan sát thực tế có nhiều học sinh Trung học cơ sở thậm chí học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố được bố mẹ trang bị điện thoại thông minh, máy tính bản để tiện liên lạc và phục vụ học tập. Tuy nhiên, có nhiều bạn đã lạm dụng việc sử dụng các thiết bị này không đúng mục đích, thậm chí còn dùng sai với quy định của nhà trường, vào các trang web không phù hợp,… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện mà còn làm gia tăng tỷ lệ bị tật khúc xạ học đường. Các em hãy đưa ra sáng kiến hoặc các cách thức để giúp bạn, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh giải quyết vấn đề này? Các bạn làm giúp mik một bài văn vs ạ, đúng mik sẽ tick nha
No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Answers ( )
I, MB:
– Giới thiệu vấn đề
– Nêu vấn đề
II, TB
1, Nêu lên thực trạng
– Hiện nay, qua quan sát thực tế có nhiều học sinh trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn thành phố đc các bố mẹ trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng để tiện liên lạc và phục vụ học tập.
– Tuy nhiên, có nhiều bạn đã lạm dụng việc sử dụng các thiết bị này ko đúng mục đích, thậm chí còn dùng sai với quy định của nhà trường, vào các trang web không phù hợp….. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện mà còn làm tăng tỷ lệ bị tật khúc xạ học đường.
2, Giải pháp
– Trước hết, đó là tác động vào nhận thức của học sinh. Đó là làm cho học sinh hiẻu rằng việc quá lạm dụng, phụ thuộc vào các thiết bị di động ấy sẽ không mang lại những kết quả tốt đẹp gì cho con người.
– Sau đó, phụ huynh cần phải có những biện pháp kiểm soát thời lượng sử dụng những vật dụng đó của con em mình.
III.KB:
– Khẳng định ý nghĩa cấp thiết của vấn đề
– Đánh giá chung
* Bài viết
Cuộc sống ngày càng đi lên theo xu thế hiện đại hóa, những vật dụng thông minh, hiện đại được ra đời nhằm naag cao chất lượng cuoc sống của con người, Tuy nhiên, liệu họ đã sử dụng nó một cách đúng đắn hay chưa? Đối với các em học sinh khi được bố mẹ trang bị cho điện thoại thông minh, máy tính bảng thì câu trả lời là chưa.
Có một điều dễ dàng nhận thấy là nhịp sống cả con người ngày càng hối hả và gấp gáp hơn, những bậc cha mẹ cũng vậy. Để tiện liên lạc và phục vụ cho việc học tập của con, không ít bố mẹ đã trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thế nhưng hiện tượng đáng buồn là các bạn học sinh lại lạm dụng nó, sử dụng các thiết bị này không đúng mục đích, thậm chí còn dùng sai với quy định của nhà trường, vào các trang web không phù hợp,… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện mà còn làm gia tăng tỷ lệ bị tật khúc xạ học đường.
Với những nguy cơ và hậu quả như vậy rất cần những biện pháp để đẩy lùi tình trạng này. Đầu tiên là phải đến từ chính các bạn học sinh, người trực tiếp sử dụng. Điều cần phải làm đó là giúp học sinh nhận ra tác hại khôn lường của việc lạm dung các thiết bị điện tử. Con người sẽ trở thành nô lệ cho điện thoại hay máy tính bảng nếu không sử dụng đúng cách, đồng thời còn khiến giảm đi sự sáng tạo, nhanh nhạy của trí tuệ. Nó còn làm các bạn học sinh tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách.
Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Cần có những biện pháp để kiểm soát thời lượng sử dụng các thiết bị. Nhà trường có những quy định không cho phép học sinh sử dụng trong giờ học tập. Không nên để tình trạng sử dụng một cách liên miên xảy ra.
Như vậy, điện thoại thông minh, máy tính bảng đều có ích cho con người nếu biết sử dụng một cách hợp lí. Vấn đề lạm dụng của học sinh nên nhận được sự quan tâm và cần có những hành động, những giải pháp thiết thực.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội. Vì vậy, đôus với em, em luôn phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.
Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.
Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….
Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.
Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.
Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.