Môn Văn Lớp: 7 Chứng minh câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Ko chép mạng) Viết thành 1 bài văn

Question

Môn Văn Lớp: 7 Giúp em bài này với ạ: Chứng minh câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn
(Ko chép mạng)
Viết thành 1 bài văn No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Savannah 1 năm 2022-04-15T02:06:10+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

    – Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

    – Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

    * Bình luận:

    – Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

    – Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

    + Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng.

    + Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

    – Quan điểm về việc đánh giá con người:

    + Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

    + Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

  2. Sống trong cuộc sống thực sự càng ngày càng phức tạp này, con người cũng biến đổi đi nhiều, dễ gây hiểu lầm. Nên có thể hiểu sống với con mắt tinh tường là chưa đủ, mà phải cả trái tim và lý trí mới đúng, mới hoàn toàn có giá trị.  Đã có các câu danh ngôn,tục ngữ nổi tiếng ra đời từ rất lâu, cho ta hiểu thông điệp người xưa muốn nhắn gửi nên xem trọng vẻ đẹp nội dung hơn hình thức điển hình là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

    Nghĩa đen của câu này, có thể được hiểu theo sự logic, ông bà ta đã vô cùng sâu sắc, nhiều kinh nghiệm khi nhìn ra, lấy ra từ những hình ảnh đơn giản, vật gắn bó với chúng ta,  gỗ ở đây không ai không biết và tương tự sơn cũng vậy. “Gỗ” từ thân cây,  một vật liệu cứng chắc,làm nên đồ vật cho chúng ta sử dụng, những đồ tốt, bền với thời gian không bao giờ làm từ gỗ xấu và ngược lại. Còn “Nước sơn” ở đây hoàn toàn ở dạng lỏng, nhiều màu sắc, ta lợi dụng chúng để phủ bên ngoài  trang trí gỗ theo khả năng sáng tạo của ta, nó càng có giá trị thẩm mỹ cao, làm cho vật thêm đẹp.

    Hai thứ này có liên quan mật thiết với nhau, gợi mở cho ta nhiều suy nghĩ cần phải kĩ càng về sự phán đoán, sự nhận xét trước một sự việc gì, kể cả từ việc chọn gỗ vô cùng khó khăn, khi ta có thể bị đánh lừa dễ dàng bởi những thứ nước sơn, thứ bề ngoài đẹp, hào nhoáng nhưng bên trong thì toàn là giả, xấu xí. Nhưng cũng dễ bắt gặp những khuôn gỗ chưa được sơn sửa, nhưng ta cảm thấy chất lượng hoàn toàn tốt, đúng như ta mong đợi có như vậy ta sẽ tránh được những sự việc dở khóc dở cười, nhầm lẫn vừa mất tiền vừa mất công. Một bài học đã được nhắn nhủ, một phẩm chất đạo đức của con người, sự thông minh, khả năng nhanh nhạy bên trong cần phải được công nhận đúng mức, có thể là quan trọng hơn vẻ bề ngoài rất nhiều.

    Học tốt nha~

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )