Môn Văn Lớp: 7 câu 1:trong tác phẩm ý ghĩa văn chương ,nguồn gốc cốt yếu của văn chương ở đâu câu 2 :vì sao bác hồ rất giản dị trong lời ăn tiếng nói và

Question

Môn Văn Lớp: 7 Giúp em bài này với ạ: câu 1:trong tác phẩm ý ghĩa văn chương ,nguồn gốc cốt yếu của văn chương ở đâu
câu 2 :vì sao bác hồ rất giản dị trong lời ăn tiếng nói và bài viết (ngắn gọn đầy đủ ý)
câu 3:hãy chuyển câu sau thành câu bị động theo 2 cách ” 1 họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ 15″
No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Charlie 1 năm 2022-04-07T13:10:20+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Câu 1:

    Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

     •“Là lòng thương người, và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ”
    Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không phải là duy nhất.
    Có quan niệm khác: cái gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha
    “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” → văn chương phản ánh cuộc sống.
    “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” → văn chương dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có

    Câu 2:

    • Giản dị trong lối sống
      • Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
        • Bữa cơm của Bác: Bữa ăn vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. → Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ.
        • Cái nhà sàn nơi Bác ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phản phất hương hoa vườn. → Đơn sơ, thanh bạch, tao nhã
      • Giản dị trong quan hệ với mọi người:
        • Viết thư cho một đồng chí.
        • Nói chuyện với các cháu miền Nam.
        • Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
        • Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
        • Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
    • Giản dị trong cách nói và viết

      • Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. → Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này.
      • Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    → Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân .

    Câu 3:

    C1:bức tranh này dc bức tranh này vào thế kỉ 15″

    vào thế kỉ 15 bức tranh này bị 1 họa sĩ nổi tiếng đã vẽ

    HẾT~~~~NHIỆM ZỤ ÒI TA IK ÂY UvU

    nhớ vote cho ta 5* và cảm ơn nhóe><

  2. Câu 1

    Nguồn gốc cốt yếu của văn chuogw là lòng thương người và mở rộng ra là cả muôn vật muôn loài.

    Câu 2

    Vì con người của Bác vốn đã rất giản dị không chỉ trong lời ăn tiếng nói mà còn trong đời sống hằng ngày ,bữa ăn đơn giản không để rơi rả, căn  nhà sàn chỉ có vài ba phòng, giản dị trong công việc nên trong lời ăn tiếng nói Bác cũng rất giản dị.

    Câu 3

    Cách 1: Chuyển đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm “bị” hoặc “được” vào sau từ( cụm từ) ấy.

    Trong trường hợp này thì thêm đc nhé!

    =>  Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ 15.

    Cách 2: Chuyển đối tượng hoạt động lên đầu câu,đồng thời lược bỏ từ (cụm  từ) chỉ chủ thể hoạt động.

    => Bức tranh này vẽ vào thế kỉ 15.

    Mik hướng dẫn câu ba vì bạn nói chưa hiểu nhá!

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )