Môn Văn Lớp: 6 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Trật tự giữa hai vế của một phép so sánh: • A. Có thể được đảo cho nhau cùng với từ so sánh • B. Có thể
Môn Văn Lớp: 6 Giúp em bài này với ạ: Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Trật tự giữa hai vế của một phép so sánh: • A. Có thể được đảo cho nhau cùng với từ so sánh • B. Có thể được đảo cho nhau không cần từ so sánh • C. Luôn luôn cố định Câu 2: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phéo so sánh gồm mấy phần? • A. 4 phần • B. 3 phần • C. 1 phần • D. 2 phần Câu 3: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2) Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh? • A. Bốn lần. • B. Hai lần. • C. Năm lần. • D. Ba lần. Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh? • A. Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể – bộ phận. • B. Gọi tên hoặc tả đồ vật, con vật bằng những từ dùng đề tả hoặc nói về con người. • C. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng. • D. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Câu 5: Có những kiểu so sánh nào? • A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ. • B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng. • C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất. • D. So sánh hơn, so sánh kém. Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống […] để hoàn thiện câu tục ngữ: “…như cột nhà cháy”. • A. Nâu. • B. Đen. • C. Nóng. • D. Gấp. Câu 7: Từ nào thích hợp điền vào dấu [……] để hoàn thiện câu tục ngữ: “[……] như chĩnh trôi sông” • A. Lập lờ. • B. Lỉnh kỉnh. • C. Đủng đỉnh. • D. Rập rình. Câu 8: Trong phép so sánh không ngang bằng: • A. Có thể có nhiều từ phủ định • B. Nhất thiết phải có từ phủ định • C. Không nhất thiết phải có từ phủ định Câu 9: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất? • A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh. • B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh. • C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh. • D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh. Câu 10: Khi thực hiện một phép so sánh, điều trước tiên chúng ta cần làm là gì? • A. Phải tìm ra sự khác biệt giữa sự vật, sự việc được so sánh với sự vật, sự việc được dùng để so sánh • B. Phải tìm ra từ so sánh • C. Phải tìm ra sự tương đồng giữa sự vật, sự việc được so sánh với sự vật, sự việc được dùng để so sánh Phần II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) – Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 3 phép tu từ so sánh (10-12 câu) – Liệt kê các phép tu từ so sánh đã sử dụng trong đoạn văn đó. Câu 2: (5 điểm) Hãy tả lại một đêm trăng nơi em ở. (Yêu cầu: bài văn dài khoảng 3 trang giấy trở lên) No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Answers ( )
C1:a
C2:d
C3:d
C4:c
C5:d
C6:a c7:a c8:b c9:c c10:a
Phần 1 :
Câu 1 :A
Câu 2 😀
Câu 3: D
Câu 4 : D
Câu 5 :B
Câu 6 : B
Câu 7 : A
Câu 8 : C
Câu 9 : B
Câu 10: C
Phần 2:
Câu 1 :
Sáng đó,em dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc.Từ sân nhà nhìn về hướng đông,em thấy bầu trời đang chuyển sang màu hồng nhạt. Ông mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng báo hiệu ông thức giấc.gió thổi nhè nhẹ.Một lát sau, ông mặt trời nhô lên như một quả cầu lửa khổng lồ.Nhuộm chân trời một màu hồng rực,quét sạch tàn dư của bóng đêm .Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài,hân hoan chào đón nắng sớm .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây,lấp lánh giữa ánh trời.Những chú chim cất tiếng hót chào một ngày mới hệt như đang những bản nhạc.Tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.