Môn Văn Lớp: 6 …”Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất ng
Question
Môn Văn Lớp: 6 Giúp em bài này với ạ: …”Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”…
( Tre Việt Nam-Nguyễn Duy )
1) Từ đoạn thơ, giúp em biết thêm được điều gì về đời sống của cây tre? Hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về con người Việt Nam?
2) Tìm những câu nhân hóa có trong đoạn thơ trên? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
in progress
0
Văn
2 tuần
2022-04-15T23:18:51+00:00
2022-04-15T23:18:51+00:00 2 Answers
0
Answers ( )
1. -Đời sống giản dị không sợ nguy hiểm .
-Người Việt Nam cần cù siêng năng , không sợ nghèo, …
2. -Rễ siêng không sợ ngại đất nghèo
-Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
–Vươn mình trong gió tre đu
-Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Tác phẩm đã nói về tình yêu cây tre Việt Nam , đồng thời nói về lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống cũng như sức mạnh và ý chí vươn lên kiên cường của cây tre. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc rính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, , ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng trong không gian rộng lớn của vũ trụ . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tác giả muốn ngợi ca.
2
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”…