Môn Văn Lớp: 6 1. Văn bản: Nêu nội dung và nghệ thuật – Cây tre Việt Nam – Sông nước Cà Mau 2. Phần tiếng việt – Các thành phần chính của câu – Đặt câu có

Question

Môn Văn Lớp: 6 Giúp em bài này với ạ: 1. Văn bản:
Nêu nội dung và nghệ thuật
– Cây tre Việt Nam
– Sông nước Cà Mau
2. Phần tiếng việt
– Các thành phần chính của câu
– Đặt câu có đủ thành phần chính
3. Viết đoạn văn 5 câu trở lên
– Miêu tả về dòng sông quê em
– Miêu tả về cây tre quê em
4. Tập làm văn
Phương pháp tả người
– Tả lại người thân khi chăm sóc em bị ốm
– Tả lại thầy cô giáo đang giảng bài
– Tả lại em bé 4 đến 5 tuổi No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Vivian 1 năm 2022-04-07T17:38:59+00:00 1 Answer 0

Answers ( )

  1. 1,

    Sông nước Cà Mau:

    Giá trị nội dung văn bản
    – Qua đoạn trích, nhà văn Đoàn Giỏi đã dựng lên bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo.
    – Hình ảnh chợ Năm Căn hiện lên với vẻ trù phú, đông vui, tấp nập kẻ mua người bán với những nét đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
    – Qua đây, ta hiểu hơn về tác giả Đoàn Giỏi là người vô cùng am hiểu mảnh đất Cà Mau, có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây.

     Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm
    – Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.
    – Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
    – Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

    – Cây tre Việt Nam:

    * Giá trị nội dung tác phẩm
    – Bài kí khẳng định tầm quan trọng và vai trò của cây tre đối với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
    – Ca ngợi vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu của cây tre.
    – Khẳng định hình ảnh cây tre là biểu tượng cho con người, cho dân tộc và cho đất nước Việt Nam.
    * Giá trị nghệ thuật văn bản
    – Chi tiết, hình ảnh được chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
    – Vận dụng thành công, linh hoạt thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê.
    – Giọng điệu khi nhẹ nhàng tha thiết, lúc dồn dập khẩn trương.

    câu 2:

    – Các thành phần chính của câu:

    A. Nội dung bài Các thành phần chính của câu

    – Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

    – Một câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ:

    Chủ ngữ

    – Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?

    – Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

    – Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ

    Vị ngữ

    – Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

    – Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

    – Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ

    Đặt câu có đủ thành phần chính

    – Thành phần chính của câu có hai đặc điểm:

    + Về mặt cấu tạo ngữ pháp, là phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh.

    + Về mặt nội dung, là phần giúp cho ý nghĩa của câu đảm bảo được sự trọn vẹn.

    Ví dụ: Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn.

    (Nguyễn Thái Vận)

    Trong câu này, nhờ thành phần chính chim chóc kéo về mà câu mới đúng ngữ pháp và người đọc mới có thể hiểu được nội dung thông báo.

    – Bên cạnh thành phần chính, trong câu còn có thành phần phụ. Ở câu trên, mùa xuân  từng đàn là thành phần phụ. Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt. Trong câu có thể chỉ có thành phần chính nhưng không thể chỉ có thành phần phụ.

    Các em hãy so sánh:

    + Chỉ có thành phần chính: Chim chóc kéo về. (Câu đúng)

    + Chỉ có thành phần phụ: Mùa xuân từng đàn. (Câu sai)

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )