Môn Văn Lớp: 5 Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Bỗng nhiên trời đang nắng đỏ mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Th
Môn Văn Lớp: 5 Giúp em bài này với ạ: Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Bỗng nhiên trời đang nắng đỏ mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy, lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt táp vào mặt người đi đường ran rát. Lúc đầu, chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau, sân nhà em đã lưng nước.
(Theo Hoàng Thị Ngọc Anh
a) Đoạn văn trên miêu tả hiện tượng thời tiết gì ? Những yếu tố thời tiết nào được nhắc đến trong đoạn văn ?
b) Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để tả cảnh. Em hãy chỉ ra những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn.
c) Em thích nhất hình ảnh nào trong đoạn văn trên ? Vì sao em thích hình ảnh đó Bài 2 . Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ ? Có phải suốt mùa hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá ? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời ? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li ti bay về trái đất, đậu xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng ? Đầu tiên búp cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi theo độ lớn, biến thành xanh non. Khi những trộn mưa xuân đã hết, cây bàng lại xanh ròn màu xanh của lá mùa hè.
(Theo Băng Sơn)
a) Đoạn văn trên tả gì ? Tác giả đã miêu tả theo trình tự nào ?
b) Cách tả của tác giả có gì độc đáo ?
c) Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn.
No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Answers ( )
1.
a) Đoạn văn trên miêu tả cảnh mưa rào. Những yếu tố thời tiết được nhắc đến trong đoạn văn : trời nắng, mặt trời, gió, mây đen, hơi nước, mưa.
b) Những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn :
– Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất.
– Tiếng gió rào rào chạy lại.
– Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến.
– Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc tùng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt ngưòi đi đường ran rát.
– Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió.
c) ( Bạn làm theo sở thích nhé )
2.
a) Đoạn văn trên tả cây bàng Tác giả miêu tả theo trình tự không gian.
b) Tác giả sử dụng các hình ảnh thú vị cũng như tương tác với chúng ta qua các câu hỏi trong bài làm cho cách tả của tác giả độc đáo và đoạn văn trở nên sinh động hơn.
c) Khi đọc xong đoạn văn em cảm thấy như tác giả đã hòa mình vào lời văn để cho người đọc có cảm giác như được trải nghiệm những sự thay đổi của cây bàng qua từng mùa.
~Chúc bạn học tốt nha~
Câu 1.
a) Đoạn văn trên miêu tả cảnh mưa rào. Những yếu tố thời tiết được nhắc đến trong đoạn văn : trời nắng, một tròi, gió, mây đen, hơi nước, mưa.
b) Những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn :
– Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất.
– Tiếng gió rào rào chạy lại.
– Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến.
– Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc tùng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt ngưòi đi đường ran rát.
– Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió.
c, em thích nhất là hình ảnh”Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa.” vì nó nhắc em nhớ đến tuổi thơ của mình.
câu 2.
a, Đoạn văn miêu tả sự biến đổi màu sắc lá bàng theo các mùa : đông – xuân – hạ – thu.
b) Tác giả đã miêu tả sự biến đổi của màu lá bằng biện pháp so sánh, nhân hoá, kết hợp với cách lí giải bằng trí tưởng tượng, tạo ra những hình ảnh sinh động, hấp dẫn.
c, qua đọc đoạn văn ,em có cảm giác như được quay về tuổi thơ.
Em rất yêu mến cây bàng sân trường, xem nó như bạn thân thiết. Trải qua thời gian trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, cây bàng khoác lên thân mình những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Mùa xuân cây bàng ra lá xanh mơn mởn, những chồi non thi nhau phát triển và vươn lên đón lấy ánh sáng mặt trời và bầu trời rộng lớn. Mùa hè thời kì phát triển rực rỡ nhất của cây bàng, lá nón trở nên khỏe khắn và to lớn, những đường gân xanh xuất hiện nổi bật. Cả cây bàng trở nên thật lộng lẫy và sum suê. Mùa thu đến lá bàng bắt đầu chuyển màu, từ xanh sang ngả vàng rồi sang màu đỏ. Sau cùng lá bàng rơi xuống đất. Cây bàng lúc này trở nên trống trải hơn trước rất nhiều.
Vào mùa đông, cây bàng lác đác chỉ còn vài lá cây, thân cây thô ráp, cả cây chống chịu với gió và rét. Tuy nhiên em hiểu rằng nó đang cố thay đổi để chống chọi với thời tiết khắc nghiệp. Cố gắng đến mùa xuân mà thôi. Cả bốn mùa cây bàng sân trường đều có những đổi thay nhất định tạo nên một bức tranh sinh động về cây bàng.
Trong thời gian quanh năm, có lẽ em thích nhất cây bàng trong mùa thu cây bàng thay đổi đến bất ngờ, lá chuyển màu xanh ngả sang màu vàng, sau đó từ từ sang sắc đỏ tạo thành bức tranh mùa thu ấn tượng và ngây ngất lòng người. Các quả bàng cũng bắt đầu chín vàng. Trái bàng có vị chua và chát nhưng lại có vị ngọt bùi rất riêng. Nếu tuổi học trò mà chưa từng ăn trái bàng quả thật đáng tiếc. Những trái bàng để lại ấn tượng sâu đậm cho các cô cậu học trò.
Cây bàng che nắng che mưa cho học sinh chúng ta, đặc biệt là những khi mùa hè nóng bức, chúng em có chỗ chơi đùa, nghỉ mát sau những giờ học căng thẳng. Cùng với cây phượng, cây bàng là người bạn thiên nhiên gần gũi,thân thiết.
Dù thời gian học dưới mái trường không còn dài, cũng sẽ đến lúc tạm mái trường và tạm biệt cây bàng. Nhưng những kỷ niệm của cây bàng chắc chắn ghi dấu trong lòng em và bất kì học sinh.