Môn Văn Lớp: 11 So sánh cái ngông của Tản Đà trong Hầu trời với cái ngông của Nguyễn công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng.

Question

Môn Văn Lớp: 11 Giúp em bài này với ạ: So sánh cái ngông của Tản Đà trong Hầu trời với cái ngông của Nguyễn công Trứ trong Bài ca
ngất ngưởng. No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Eden 4 tháng 2022-01-01T10:33:47+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. Em vô đây nha ở đây có 2 câu trả lời:

    https://hoidap247.com/cau-hoi/202031

  2. Gợi ý:

    – Giải thích : “Ngông” là dựa trên khả năng của mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó vời đời là cái ngông được người đò chấp nhận. Ngôn g cũng được hiểu là khác người, tạo cho người khác nhiều ấn tượng

    * So sánh cái ngông của Tản Đà với cái ngông của Nguyễn Công Trứ.

    Giống nhau :  Cái ” ngông ” của hai nhân vật biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong cách lựa chọn đề tài,nội dung, ngông trong cách thể hiện những nôi dung đề tài đó,ngông tron cách sử dụng  ngôn ngữ,hình ảnh,và đặc biệt ngông thể hiện cái Tôi rất riêng,đầy phong cách

    Khác nhau : 

    – Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… đều ngông. Tuy nhiên, cái ngông của Tản Đà vẫn có những điểm đặc thù do sự quy định của thời đại:

    + Cái ngông của Tản Đà có nhiều gặp lại cái ngông của Nguyễn Công Trứ ( thể hiện qua Bài ca ngất ngưởng ): ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt,… dám phô bày toàn bộ con người vượt ngoài khuôn khổ của mình trước thiên hạ, như muốn giỡn mặt thiên hạ,…

    Nói về sự khác biệt giữa hai người có thể thấy cái ngông ở Tản Đà là cái ngông của kẻ tuy không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung ( Nguyễn Công Trứ ) là chuyện trọng nữa. Hơn nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương. Rõ ràng ở đây nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm ( mà thông thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình ) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )