Một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học kháng chiến chống pháp chính là tố hữu. Sự giác ngộ CM, chân lý của đảng được thể hện qua bài từ ấy.
Bài từ ấy được sáng tác vào năm 1938, là niềm vui sướng, hạnh phúc của 1 thanh niên yêu nước bắt gặp lý tưởng của đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao. ”Từ ấy” đó là tâm trạng nhà thơ trong giây phút giác ngộ lý tưởng cộng sản, là 1 lối rẽ mới trong cuộc đời tố hữu. Cũng chính ”từ ấy” lý tưởng CM đã soi sáng tâm hồn ông, giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời.
Khổ 1 là niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cộng sản. Tác giả say mê, háo hức khi đón nhận lý tưởng CM. ”Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”. Từ ấy lại 1 lần nữa nhắc lại tạo dấu ấn quan trọng trong cuộc đời thanh niên tố hữu. Các động từ mạnh bừng chói phát ra bất ngờ, đột ngột, có sức xuyên thấu mạnh mẽ, bao kín đôi mắt nhà thơ, bắt nguồn từ mặt trời chân lý, lý tưởng CM soi sáng trong lòng tác giả. Hình ảnh ẩn dụ ”nắng hạ” khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. ”Mặt trời chân lý” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lý tưởng CM đã soi sáng tâm hồn, chói qua tim, làm cuộc đời bừng lên trong nắng hạ. Tố hữu với tấm lòng nhiệt thành đã tự hào đón lấy ánh sáng mặt trời, sẵn sàng hành động cho lý tưởng CM cao đẹp. Bởi lý tưởng chói vào tim là nơi hài hòa giữa tâm lý và ý thức, chỉ thực sự hành động khi có lý tưởng CM, khi có ánh sáng của mặt trời chân lý chói vào.
Hai câu sau là hình ảnh so sánh, ẩn dụ ”Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Hồn tôi- vườn hoa lá: Tố hữu sung sướng đón nhận lý tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lý tưởng CM đã mang lại sự sống, niềm tin yêu cuộc đời, thay đổi hản 1 con người, 1 cuộc đời. Sự so sánh ấy để khẳng định 1 sự biến đổi kì diệu mà lý tưởng CM đem lại. ”Hồn tôi” trở thành một ”vườn hoa”, một vườn xuân đầy ngọt ngào, hương sắc, rộn ràng.
Giọng điệu tươi vui, say sưa, rạo rực, kết hợp bút pháp tự sự, hiện thực, lãng mạn đã hòa quyện tạo nên cái gợi cảm, sức sống cho câu thơ. Và hình ảnh ẩn dụ ”nắng hạ”, ”mặt trời chân lý” là một cách nói rất mới, rất thơ về lý tưởng CM.
Từ ấy đã nói lên một cách rất tự nhiên về lý tưởng, thật sự là tiếng hát của một thanh niên chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn CM.
Answers ( )
Một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học kháng chiến chống pháp chính là tố hữu. Sự giác ngộ CM, chân lý của đảng được thể hện qua bài từ ấy.
Bài từ ấy được sáng tác vào năm 1938, là niềm vui sướng, hạnh phúc của 1 thanh niên yêu nước bắt gặp lý tưởng của đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao. ”Từ ấy” đó là tâm trạng nhà thơ trong giây phút giác ngộ lý tưởng cộng sản, là 1 lối rẽ mới trong cuộc đời tố hữu. Cũng chính ”từ ấy” lý tưởng CM đã soi sáng tâm hồn ông, giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời.
Khổ 1 là niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cộng sản. Tác giả say mê, háo hức khi đón nhận lý tưởng CM. ”Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”. Từ ấy lại 1 lần nữa nhắc lại tạo dấu ấn quan trọng trong cuộc đời thanh niên tố hữu. Các động từ mạnh bừng chói phát ra bất ngờ, đột ngột, có sức xuyên thấu mạnh mẽ, bao kín đôi mắt nhà thơ, bắt nguồn từ mặt trời chân lý, lý tưởng CM soi sáng trong lòng tác giả. Hình ảnh ẩn dụ ”nắng hạ” khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. ”Mặt trời chân lý” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lý tưởng CM đã soi sáng tâm hồn, chói qua tim, làm cuộc đời bừng lên trong nắng hạ. Tố hữu với tấm lòng nhiệt thành đã tự hào đón lấy ánh sáng mặt trời, sẵn sàng hành động cho lý tưởng CM cao đẹp. Bởi lý tưởng chói vào tim là nơi hài hòa giữa tâm lý và ý thức, chỉ thực sự hành động khi có lý tưởng CM, khi có ánh sáng của mặt trời chân lý chói vào.
Hai câu sau là hình ảnh so sánh, ẩn dụ ”Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Hồn tôi- vườn hoa lá: Tố hữu sung sướng đón nhận lý tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lý tưởng CM đã mang lại sự sống, niềm tin yêu cuộc đời, thay đổi hản 1 con người, 1 cuộc đời. Sự so sánh ấy để khẳng định 1 sự biến đổi kì diệu mà lý tưởng CM đem lại. ”Hồn tôi” trở thành một ”vườn hoa”, một vườn xuân đầy ngọt ngào, hương sắc, rộn ràng.
Giọng điệu tươi vui, say sưa, rạo rực, kết hợp bút pháp tự sự, hiện thực, lãng mạn đã hòa quyện tạo nên cái gợi cảm, sức sống cho câu thơ. Và hình ảnh ẩn dụ ”nắng hạ”, ”mặt trời chân lý” là một cách nói rất mới, rất thơ về lý tưởng CM.
Từ ấy đã nói lên một cách rất tự nhiên về lý tưởng, thật sự là tiếng hát của một thanh niên chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn CM.