Đánh giá” là thuật ngữ rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định”. Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”.
Theo cách tiếp cận Eric Witty[5], có thể khái quátđánh giá theo năng lực là quá trình tương tác với người được đánh giá để thu thập các minh chứng về năng lực, sử dụng các chuẩn đánh giá đã có để đưa ra kết luận về mức độ đạt hay không đạt về năng lực nào đó của người đó.Đánh giá theo tiếp cận năng lực là hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và thái độ và những kinh nghiệm vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá những đơn vị kiến thức đơn lẻ. Để chứng tỏ được người được đánh giá có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được vận dụng các kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm bản thân vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực để chứng minh được khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hiện của mình cùng với thái độ của bản thân.
Để thực hiện được vai trò của mình, đánh giá dựa trên năng lực cần đảm bảo các yêu cầu sau:[6]
Cơ sở của đánh giá:Đánh giá phải dựa trên chuẩn năng lực đầu ra. Hoạt động đánh giá phải cung cấp những minh chứng rõ ràng để có cơ sở kết luận về năng lực của người được đánh giá. Các minh chứng thu thập được phải tương ứng với từng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực thực hiện đã xác định.
Bối cảnh đánh giá:Để khẳng định người được đánh giá có hay không có một năng lực nào đó thì họ cần được thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh thực hoặc ít ra là nhiệm vụ mô phỏng gần với thực tế có thể xảy ra.
Kết luận đánh giá: Chỉ có 2 kết luận được đưa ra đạt/ không đạt một năng lực nào đó.
Answers ( )
Cách đánh giá một năng lực:
– Có hiểu biết sâu về năng lực được đánh giá, vận dụng được vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân vào việc nhận thức tầm nhìn sự vật, sự việc.
– Đưa ra các yếu tố khách quan, thể hiện thái độ trung lập, không thiên vị trong việc nhận xét, đánh giá.
Đánh giá” là thuật ngữ rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định”. Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”.
Theo cách tiếp cận Eric Witty[5], có thể khái quát đánh giá theo năng lực là quá trình tương tác với người được đánh giá để thu thập các minh chứng về năng lực, sử dụng các chuẩn đánh giá đã có để đưa ra kết luận về mức độ đạt hay không đạt về năng lực nào đó của người đó. Đánh giá theo tiếp cận năng lực là hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và thái độ và những kinh nghiệm vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá những đơn vị kiến thức đơn lẻ. Để chứng tỏ được người được đánh giá có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được vận dụng các kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm bản thân vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực để chứng minh được khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hiện của mình cùng với thái độ của bản thân.
Để thực hiện được vai trò của mình, đánh giá dựa trên năng lực cần đảm bảo các yêu cầu sau:[6]