Môn Văn Lớp: 10 hãy trình bày cảm nhận của anh /chị về lời thach cưới của cô gái và từ đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần lạ

Question

Môn Văn Lớp: 10 Giúp em bài này với ạ: hãy trình bày cảm nhận của anh /chị về lời thach cưới của cô gái và từ đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần lạc quan của con người trong cuộc sống No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0
Adalynn 1 năm 2022-02-08T04:03:51+00:00 2 Answers 0

Answers ( )

  1. aihong
    0
    2022-02-08T04:05:12+00:00

    Theo cảm nhận của tôi:

    Lời thách cưới của cô gái là một lời thách cưới hết sức giản dị và vô cùng đáng yêu.

    Bởi vì nó thể hiện sự cao cả của tình yêu trong thời kì phong kiến. Qua đó thể hiện sự giản dị và yêu không vì vật chất. Và vì một phần khác, do khoai lang thời xưa là một vật phẩm khá rẻ và con rất dễ tìm. Phù hợp với gia cảnh của chàng trai.

    …………………………………………………………

    Hi vọng giúp được cậu !

  2. aihong
    0
    2022-02-08T04:05:34+00:00

    ** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

    A. Mở bài

     – Giới thiệu về ca dao, ca dao hài hước

    – Giới thiệu khái quát về bài ca dao 

    – Dẫn dắt vấn đề

    B. Thân bài

    1. Lời dẫn cưới của chàng trai

    – Sử dụng biện pháp liệt kê, chàng trai đưa ra một loạt vật dẫn cưới: voi, trâu bò, chuột béo.

    – Lối nói khoa trương, cường điệu, phóng đại: Chàng trai định dẫn cưới bằng những lễ vật rất có giá trị.

    – Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo: Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai.

    – Thủ pháp tương phản đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo để nói về hiện thực: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân.

    ⇒ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng vì lí do chấp hành pháp luật, lo cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có.

    – Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng”

    + Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị

    + Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ.

    + Sự bất thường của chi tiết: Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng.

    ⇒ Chi tiết hài hước vừa đem lại tiếng cười sảng khoái, vừa thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của chàng trai, một tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, yêu đời.

    2.  Lời thách cưới của cô gái

    – Thái độ của cô gái

    + Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”.

    ⇒ Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời

    + Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang”⇒ Ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai

    – Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang.

    ⇒ Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh

    – Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình:

    + Cách nói giảm dần: To – nhỏ – mê – rím – hà

    ⇒ Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì.

    + Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà

    ⇒ Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa.

    → Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.

    ** Bài viết tham khảo

    Người nông dân xưa gần như suốt đời cơ cực, bần hàn về vật chất, nhưng đời sống tinh thần thì vô cùng phong phú. Các yếu tố lạc quan, hài hước phần nào làm vơi bớt nỗi lo toan cơm áo hằng ngày. Vào những dịp vui vẻ như lễ. Tết, cưới hỏi… thì dân chúng trong làng, trong xóm cùng nhau chia sẻ.

       Chúng ta có thể cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân. Có thể coi bài ca dao trên là lời hát đối đáp giữa nam và nữ, mượn hình thức trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Nói khác đi, đây là một cách tỏ tình khá độc đáo và đặc sắc.

    Chàng trai bàn đến chuyện cưới xin, như thế tức là cô gái đã chấp thuận hôn nhân – mục đích cuối cùng của tình yêu. Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, vậy mà ta hãy thử xem chàng trai bàn bạc bằng giọng điệu như thế nào ? Những lễ vật dẫn cưới toàn là những thứ to tát khác thường. Lúc đầu, chàng định dẫn voi cho thiên hạ phải nể sợ, vì từ trước đến nay, chưa ai làm thế cả ; nhưng lại chợt nghĩ ra voi là thứ quốc cấm, nên thôi. Không có voi thì dẫn trâu vậy. Vẫn oai hơn người, vì nhà giàu cũng chỉ nộp lễ vật cho bên đằng gái bằng gà, bằng lợn. Nhưng lại sợ họ hàng nhà em toàn máu hàn, ăn thịt trâu vào đau bụng thì anh mang tiếng. Thật là khó nghĩ! Không nộp thủ bốn chân thì áy náy, chẳng yên lòng được. Thôi thì : Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng(?!) Bất ngờ và ngộ nghĩnh vô cùng, bởi chuột cũng là thú bốn chân!

    Lúc đầu, anh toan dẫn voi, sau đó định dẫn trâu, cuối cùng dừng lại ở việc: Dẫn con chuột béo. Chắc hẳn con chuột này phải to khủng khiếp mới đủ làm tiệc đãi cả làng! Ngẫm kĩ, ẩn chứa đằng sau câu nói hài hước, khoa trương đó là một sự thật phũ phàng: gia cảnh chàng trai quá nghèo, chẳng có gì để mà cưới vợ.

    Cách nói của anh chàng giống hệt như cách nói khoác ở một số địa phương ở Phú Thọ, Hải Phòng, hay như kiểu của bác Ba Phi Nam Bộ. Nói cho vui, nói để gây nên những tràng cười giòn giã, cho quên đi trong phút chốc cải thân phận nghèo hèn của mình.

    Còn cô gái khi nghe người yêu bàn thế thì có thái độ ra sao ? Thông minh, sắc sảo, cô lấy ngay cái độc đáo chưa từng có trong tục dẫn cưới để đối đáp lại:

    Người ta thách lợn thách gà,

    Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.

    Từ thách nghe mới ghê gớm làm sao! Thách có nghĩa là đòi hỏi quá cao về mặt lễ vật. Thường thì nhà giàu gả con gái mới thách cưới. Về sau, nghĩa của từ này dần dần mang tính phổ thông, dân gian. Điều đáng lưu ý là trong bài ca dao trên, cô gái thay mặt cha mẹ mà thách cưới (Cũng hiếm gặp cô gái nào chủ động và mạnh dạn đến thế!). Xem thử cô thách những gì? Chỉ có một thứ rất bình thường, nếu không nói là tầm thường: khoai lang, nhưng số lượng thì rất nhiều: một nhà (1) Khoai lang là thức ăn quen thuộc của người nghèo và họ có thể tự trồng được, chẳng khó khăn gì. Ta thử hình dung sự lúng túng, băn khoăn của chàng trai trước lời thách cưới cũng thuộc loại chưa từng thấy của người yêu. Hình như cô gái đoán ra điều ấy nên cô giải thích cặn kẽ, cụ thể luôn:

    Củ to thì để mời làng,

    Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

    Đúng rồi! Đám cưới thì đương nhiên phải mời các vị chức sắc trong làng cùng họ hàng nội ngoại, bà con thôn xóm. Như thế là hợp lẽ. Còn đám trẻ, cũng phải cho chúng ăn cỗ cưới với chức

    Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi,

    Để cho lũ trẻ ăn chơi giữ nhà.

    Thế cũng chưa hết được một nhà khoai lang. Chàng đừng lo, hãy nghe em nói tiếp:

    Bao nhiêu cũ rím, củ hà,

    Để cho con lợn, con gà nó ăn…

    Tính toán đâu ra đấy đến thế thì chàng chỉ có nước… chịu nàng! Ôi chao! Cưới được người vợ tháo vát, đảm đang như nàng thì dẫu có dẫn voi, dẫn trâu thật cũng chưa xứng đáng!

    Nói là nói vậy, chứ cốt lõi của lời thách cưới kì lạ trên chính là thái độ vui vẻ chấp nhận gia cảnh nghèo khó của người yêu. Nhà anh chẳng có gì, nhà em cũng vậy, nhưng ông bà ta đã chẳng từng khẳng định:

    Đã yêu quán cũng như nhà,

    Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói xây.

    Hay:

    Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường,

    Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình.

    Rõ ràng, cô gái trân trọng người lao động, trân trọng những gì người lao động làm ra bằng mồ hôi nước mắt, bằng một nắng hai sương. Và trên hết là tình yêu trong sáng, bất vụ lợi. Đáng quý biết chừng nào.

Leave an answer

20:2+1-4x3-12:4 = ? ( )